Bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa về mắt lớn tại TpHCM. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về địa chỉ, thời gian làm việc, cũng như hướng dẫn thăm khám tại bệnh viện mắt TpHCM. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây, để việc đi khám được thuận lợi hơn.
Giới thiệu về bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I về Nhãn khoa tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Tiền thân của bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Điện Biên Phủ, được thành lập vào năm 1978.
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển và đổi tên thành Trung Tâm Mắt. Sau đó, dần đổi tên thành bệnh viện mắt TpHCM năm 2000. Trong suốt thời gian hình thành phát triển, bệnh viện mắt thphcm có hơn 750 cán bộ bao gồm 1 giáo sư, 3 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 39 thạc sĩ và 37 bác sĩ chuyên khoa cũng với đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành có tâm huyết với nghề.
Với quy mô lên đến hơn 280 giường, 10 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng để đảm bảo công tác khám và điều trị bệnh. Chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe về mắt cho nhân dân thành phố và người dân trong khu vực.
Là một trong những đơn vị y tế chuyên khoa về mặt, vì vậy Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên có các khóa đào tạo, tập huấn, chuyên sâu về chuyên ngành, cập nhật thường xuyên các công nghệ hiện đại trong việc khám và điều trị như phẫu thuật bằng tia laser điều trị cận thị hay phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể.
Bệnh viện mắt thành phố Hồ chí Minh ở đâu
Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở quận 3, là bệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành Nhãn Khoa. Bệnh viện chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Địa chỉ: Số 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc bệnh viện mắt thành phố HCM
Giờ bắt đầu phát số khám bệnh: Bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng.
Giờ khám bệnh tại Khoa khám Mắt:
- Thứ hai đến thứ sáu:
- Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
- Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ.
- Ngoài giờ khám bệnh từ 16 giờ đến 19 giờ.
- Thứ bảy – Chủ nhật:
Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ.
Chiều từ 13 giờ đến 19 giờ.
Giờ khám tại Khu khám 2:
- Thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 – Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30.
- Thứ bảy: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
- Chiều thứ bảy và chủ nhật Khu khám 2 không làm việc.
Giờ làm việc tại Phòng kính:
- Thứ hai đến chủ nhật: Làm việc từ 6 giờ 30 đến 18 giờ.
- Thời gian thăm bệnh: Từ thứ hai đến chủ nhật: Từ 7 giờ 30 đến 21 giờ.
Cơ sở vật chất của bệnh viện Mắt TpHCM
Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện hiện nay là trung tâm đầu ngành về nhãn khoa của khu vực và cả nước với chức năng khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và toàn khu vực phía Nam.
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện bao gồm 25 khoa, phòng với đầy đủ các chuyên khoa sâu đáp ứng cho công tác khám và điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân.
Để phục vụ việc khám chữa bệnh cho người dân, bệnh viện không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực với nhiều thiết bị kỹ thuật cao như máy phẫu thuật Lasik, máy phẫu thuật Phaco, máy chụp OCT 3D,… phục vụ đắc lực cho công tác chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mang lại hiệu quả cao.
Đội ngũ bác sĩ bệnh viện mắt Thành phố Hồ chí Minh
Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những cơ sở y tế có đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hơn 800 người có trình độ chuyên môn cao, không ngừng được đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Cụ thể như:
Khoa khám và điều trị:
- Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Anh Lê.
- Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Hồng Sơn.
- Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Ánh Lan.
- Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Hồng Nhung.
- Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thanh Hồng.
- Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Trung Thế Truyền.
Khoa chấn thương:
- Tiến sĩ, bác sĩ Lê Đỗ Thùy Lan.
- Bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Thịnh.
- Bác sĩ chuyên khoa II Lương Thư Hà.
Khoa Dịch kính:
- Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Võ Quang Minh.
- Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thanh Tùng.
- Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Quân.
Khoa Mắt nhi:
- Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Kiệt.
- Phòng khám Mắt lé: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Thiện.
Khoa Glaucoma:
- Bác sĩ chuyên khoa II Trang Thanh Nghiệp.
- Thạc sĩ, bác sĩ Tô Thị Kỳ Anh.
Khoa Đáy mắt:
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tú Uyên.
Khoa khúc xạ:
- Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Hồng.
- Thạc sĩ, bác sĩ Trần Hoài Long.
- Bác sĩ chuyên khoa II Lương Ngọc Tuấn.
Khoa Thần kinh nhãn khoa và thẩm mỹ:
- Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Minh Thông.
- Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Hưng.
- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trần Thúy Hằng
Hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh
Với những người lần đầu đi khám tại bệnh viện mắt thành phố Hồ chí Minh, chắc hẳn không khỏi lo lắng về quy trình khám chữa bệnh tại đây. Hãy tham khảo bài viết dưới đây, để quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh được suôn sẻ.
Quy trình đăng ký khám- chữa bệnh tại khoa khám bệnh khu khám số 1
- Người bệnh khám lần đầu và tái khám đều phải lấy số thứ tự.
- Chuẩn bị nếu có: sổ khám bệnh, giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật,…
- Người bệnh có bảo hiểm y tế chuẩn bị sẵn: thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân, giấy chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế.
- Người bệnh đến khám lần đầu: điền đầy đủ thông tin vào phiếu số thứ tự.
- Đến máy lấy số thứ tự khám tự động đặt gần cổng bảo vệ đường Nguyễn Thông.
- Ấn vào máy lấy số thứ tự.
- Sau khi có số thứ tự đi đến quầy đăng ký khám.
Quy trình khám chữa bệnh không có bảo hiểm
- Màn hình hiển thị số thứ tự từ Quầy 1 tới Quầy 8.
- Đến số thứ tự, người bệnh đăng ký tại Quầy tương ứng với số thứ tự hiển thị
- Người bệnh xếp hàng chờ đóng tiền khám và nhận sổ khám bệnh.
- Người bệnh đến số phòng khám gắn trên mặt trước sổ khám bệnh.
- Người bệnh giữ sổ khám bệnh, ngồi chờ theo dõi màn hình hiển thị số thứ tự và họ tên người bệnh, người bệnh cầm sổ vào phòng khám theo đúng số thứ tự của mình.
- Bác sĩ khám – tư vấn – điều trị.
- Người bệnh có kết quả siêu âm, đo khúc xạ,… quay lại, đi thẳng vào phòng khám ban đầu.
- Bác sĩ kê đơn thuốc, hẹn khám lại (nếu có).
- Người bệnh nộp sổ khám bệnh (tại ô số 1, ô số 5), chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc (tại ô số 2, ô số 6), qua nhận thuốc (tại ô số 4, ô số 7).
- Kiểm tra sổ khám bệnh, thuốc trước khi rời quầy.
- Tái khám đúng hẹn, đúng buổi hay khi bất thường.
Quy trình khám bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện mắt Tphcm
- Màn hình hiển thị số thứ tự từ Quầy 1 tới Quầy 8.
- Đến số thứ tự, người bệnh đăng ký tại Quầy tương ứng với số thứ tự hiển thị, xếp hàng chờ đăng ký khám và nhận sổ khám bệnh.
- Chuẩn bị nếu có: sổ khám bệnh, giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật,…
- Người bệnh đến số phòng khám gắn trên mặt trước sổ khám bệnh.
- Người bệnh giữ sổ khám bệnh, ngồi chờ theo dõi màn hình hiển thị số thứ tự và họ tên người bệnh, người bệnh cầm sổ vào phòng khám theo đúng số thứ tự của mình.
- Bác sĩ khám – tư vấn – điều trị.
- Người bệnh có kết quả siêu âm, đo khúc xạ,… quay lại, đi thẳng vào phòng khám ban đầu.
- Bác sĩ kê đơn thuốc BHYT, giấy hẹn khám lại (ký tên đóng dấu đại diện bệnh viện trước phòng 7).
- Người bệnh nộp sổ khám bệnh, các chỉ định cận lâm sàng,… tại Quầy thanh toán viện phí BHYT (ô số 9). Chờ gọi tên đóng tiền chênh lệch.
- Người bệnh ký tên nhận lãnh thuốc. Kiểm tra sổ khám bệnh, thuốc trước khi rời quầy.
- Nhận thẻ BHYT, kiểm tra lại thẻ BHYT.
- Tái khám đúng hẹn, đúng buổi hay khi có bất thường.
Bảng giá bệnh viện mắt TpHCM
Dưới đây là bảng giá khám có Bảo hiểm Y tế của một số dịch vụ tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Bạn hãy đến bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn.
- Khám mắt: 39.000 đồng
- Hội chẩn ca khó: 200.000 đồng
- Siêu âm các loại: 70.600 – 246.000 đồng
- Chụp X-quang phim: 47.000 – 66.000 đồng
- Chụp X-quang số hóa: 69.000 – 119.000 đồng
- Chụp CT: 536.000 – 1.431.000 đồng
- Sinh thiết da/niêm mạc: 121.000 đồng
- Sinh thiết hạch/u: 249.000 đồng
- Bơm rửa lệ đạo: 35.000 đồng
- Cắt dịch kính đơn thuần/ lấy dị vật nội nhãn: 1.200.000 đồng
- Cắt mống mắt chu biên bằng Laser: 300.000 đồng
- Chữa bỏng mắt do hàn điện: 27.000 đồng
- Đo khúc xạ máy: 8.800 đồng
- Đo nhãn áp: 23.700 đồng
- Đo thị lực khách quan: 65.500 đồng
- Ghép giác mạc (1 mắt): 3.223.000 đồng
- Gọt giác mạc: 734.000 đồng
- Khâu củng mạc: 800.000 – 1.060.000 đồng
- Khâu da mi, kết mạc mi bị rách: 774.000 – 1.379.000 đồng
- Khâu giác mạc: 750.000 – 1.060.000 đồng
- Lấy dị vật trong mắt các loại: 61.600 – 1.060.000 đồng
- Mổ quặm: 614.000 – 1.189.000 đồng
- Phẫu thuật bong võng mạc kinh điển: 2.173.000 đồng
- Phẫu thuật u hố mắt: 5.297.000 đồng
- Phẫu thuật lác: 704.000 – 1.150.000 đồng
- Xét nghiệm: 21.000 – 230.000 đồng
- Giường bệnh nhi khoa loại 2: 178.000 đồng
- Giường bệnh ngoại khoa/bỏng loại 1: 286.400 đồng
- Giường bệnh ngoại khoa/bỏng loại 2: 250.200 đồng
- Giường bệnh ngoại khoa/bỏng loại 3: 214.100 đồng
- Giường bệnh ngoại khoa/bỏng loại 4: 183.000 đồng
Lời kết
Trên đây Hoanluu blog đã chia sẻ toàn bộ thông tin về viện mắt thành phố Hồ Chí Minh, hi vọng rằng thông qua bài viết này, người dân đã nắm được toàn bộ quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Mắt. Giúp việc thăm khám trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Các tìm kiếm liên quan đến Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
Đo mắt ở bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ
Giá cắt kính cận ở bệnh viện mắt TPHCM
Địa chỉ bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh
Bảng giá bệnh viện Mắt TP HCM
Đặt lịch khám bệnh viện Mắt TPHCM
280 điện biên phủ, phường 7, quận 3, hồ chí minh
Bệnh viện Mắt TPHCM ở đâu
Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ thời gian làm việc