Trong suốt quá trình thai nghén thai phụ sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ mà thai phụ có thể gặp phải. Vậy thực hư tiền sản giật là gì? Bị tiền sản giật có đẻ thường được không? Điều trị tiền sản giật, phòng ngừa tiền sản giật… Tất cả được được chúng tôi bật mí ngay sau đây.
Tiền sản giật là gì?
Đối với chị em mang thai, tìm hiểu tiền sản giật là gì là điều rất cần thiết. Bởi đây là biến chứng nhiễm độc thai kỳ nguy hiểm thường xảy ra vào sau tuần thứ 20. Theo thống kê, có khoảng 5 – 8% nữ giới mang thai gặp phải tình trạng này.
Tiền sản giật là giai đoạn xuất hiện trước khi lên cơn sản giật. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày, vài tuần. Thậm chí, có những trường hợp chỉ xuất hiện thoáng qua khiến thai phụ khó nhận biết.
Triệu chứng của tiền sản giật
Triệu chứng của tiền sản giật ở mỗi thai phụ không giống nhau. Nếu thai phụ nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây cần đi kiểm tra sớm. Bởi có thể đây là biểu hiện của tiền sản giật.
Mặt hoặc chân tay bị sưng
Nếu trong quá tình mang thai chị em thấy chân, tay và mặt bị sưng thì cần lưu ý. Vì đây là biểu hiện của tiền sản giật. Còn nếu triệu chứng sưng xuất hiện ở các bộ phận khác thì đây là biểu hiện không đáng lo ngại.
Cân nặng tăng nhanh
Triệu chứng tiền sản giật tiếp theo chị em nên biết chính là tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nếu cơ thể thai phụ tăng khoảng 5kg trong một tháng nhưng không rõ nguyên nhân thì cần lập tức đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Đau nhức đầu dài ngày
Nếu thai phụ xuất hiện những cơn đau đầu và dùng thuốc không thuyên giảm thì cũng có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Tuy nhiên, triệu chứng này khá ít gặp, nếu xuất hiện chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ.
Buồn nôn hoặc nôn mửa đột ngột
Thông thường, triệu chứng ốm nghén chỉ xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu sau 3 tháng vẫn có triệu chứng buồn nôn, nôn thì có thể là biểu hiện của tiền sản giật.
Mất thị lực
Các thai phụ cần hết sức lưu ý nếu bỗng nhiên mất thị lực hoặc tầm nhìn bị thay đổi. Chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu bị hoa mắt, xuất hiện đốm sáng hay mắt bị mờ.
Khó thở hoặc đau bụng trên
Khó thở, tức ngực, đau bụng không rõ lý do cũng là triệu chứng thai phụ không nên bỏ qua trong quá trình mang thai. Những dấu hiệu này có thể cảnh báo thai phụ đang mắc tiền sản giật.
Nguyên nhân của tiền sản giật
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho rằng thủ phạm gây ra tiền sản giật có thể là từ nhau thai. Nhau thai chính là cơ quan có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi trong 9 tháng của thai kỳ.
Theo đó, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu sẽ phát triển để cung cấp lượng máu đến nhau thai, nhờ đó nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, thai phụ khi mắc tiền sản giật các mạch máu sẽ không phát triển đẩy đủ.
Lúc này, mạch máu sẽ hẹp hơn bình thường nên không thể đáp ứng với kích thước nội tiết. Điều này đồng nghĩa với việc lượng máu truyền đến nhau thai cũng sẽ giảm dần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:
- Lượng máu đến tử cung không đủ;
- Mạch máu bị tổn thương;
- Do gen;
- Mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.
Yếu tố nguy cơ mắc tiền sản giật
Ngoài nguyên nhân vừa kể trên thì một số yếu tố dưới đây sẽ khiến thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Tiền sử tiền sản giật: Nếu thai phụ có người thân hoặc trước đó đã bị tiền sản giật thì quá trình mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tăng huyết áp mãn tính: Tăng huyết áp mãn tính cũng là nguyên nhân khiến thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn so với những chị em có huyết áp bình thường.
- Mang thai lần đầu: Trong lần mang thai đầu tiên chị em sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao nhất.
- Có con với chồng thứ hai trở lên: Mỗi lần mang thai với người chồng mới cũng sẽ tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Tuổi: Trẻ vị thành niên và nữ giới trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc tiền sản giật.
- Dân tộc: Nguy cơ mắc tiền sản giật ở phụ nữ da đen cao hơn so với phụ nữ ở các chủng tộc khác.
- Béo phì: Thai phụ bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Đa thai: Tiền sản giật xuất hiện phổ biến ở những chị em mang đa thai.
- Khoảng cách giữa các lần mang thai: Khoảng cách mang thai dưới 2 năm hoặc trên 10 năm sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật.
- Bệnh sử: Nếu thai phụ mắc một số bệnh lý như đau nửa đầu, tiểu đường tuýp I hoặc tiểu đường tuýp II, bệnh thận hoặc lupus ban đỏ trước khi mang thai đều có nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Thụ tinh nhân tạo: Thai phụ thụ tinh nhân cũng sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật hơn phụ nữ mang thai tự nhiên.
Tiền sản giật có nguy hiểm không?
Tiền sản giật có nguy hiểm không? Theo bác sĩ CKII Sản Phụ khoa Vũ Thị Thanh Dung: Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu thai phụ không phát hiện và xử lý sớm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Thậm chí, có thể gây tử vong cho cả hai.
Đối với mẹ bầu
Đối với thai phụ, tiền sản giật có thể gây những biến chứng dưới đây:
- Tăng nguy cơ tiền sản: Khi bị tiền sản thai phụ sẽ bị co giật liên tục và bị hôn mê. Nếu không phát hiện sớm thai phụ sẽ bị co giật đến lúc tử vong.
- Bong nhau non: Trường hợp nặng bong nhau non có thể gây chảy máu và đe dọa đến tính mạng của thai phụ và thai nhi. Ngoài ra, tình trạng chảy máu có thể gây xuất huyết võng mạc, cháy máu trong gan.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh mắc các bệnh về tim mạch: Nữ giới mắc các bệnh lý này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sức khỏe.
- Suy giảm chức năng gan, rối loạn đông máu: Những biến chứng này đều gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em. Đặc biệt là chứng rối loạn đông máu có thể khiến thai phụ tử vong.
- Hội chứng HELLP: Hellp là viết tắt của các biến chứng tán huyết, men gan cao và số lượng tiểu cấu thấp. Khi mắc hội chứng này thai phụ sẽ có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.
- Suy thận cấp: Biến chứng này là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều thai phụ (chiếm 23%).
- Phù thổi cấp và suy tim cấp: Biến chứng này thường xuất hiện trước hoặc sau sinh vài giờ. Biến chứng này không xử lý sớm cũng sẽ đe dọa đến sức khỏe thai phụ.
- Tử vong: Đây là biến chứng nguy hiểm mà thai phụ có thể phải đối mặt.
Đối với thai nhi
Tiền sản giật không phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ gây biến chứng cho thai phụ mà còn gây biến chứng cho cả thai nhi.
- Thai chết lưu: Thai phụ mắc tiền sản giật có thể khiến thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Ngoài ra, thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và không thể phát triển toàn diện do lượng máu cung cấp bị hạn chế.
- Sinh non và suy dinh dưỡng: Nhiều trường hợp thai phụ mắc tiền sản giật khiến thai nhi bị sinh non, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn, có những trường hợp thai tử vong sau sinh do bị ngạt, chảy máu phổi hay chấn thương.
Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?
Cũng theo bác sĩ Dung, bị tiền sản giật có đẻ thường được không còn phụ thuộc vào tình trạng của thai phụ và thai nhi. Theo thống kê có khoảng 40% trường hợp thai phụ mắc tiền sản giật được theo dõi sinh thường. Còn những trường hợp còn lại sẽ được chỉ định sinh mổ.
Trong trường hợp nữ giới bị tiền sản giật, đa số bác sĩ sẽ khuyến khích chị em sinh mổ. Bởi chị em có nguy cơ sinh non và gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
Còn trong trường hợp thai phát triển đến tuần thứ 35 và 36, cổ tử cung thai phụ mềm thì vẫn có thể sinh thường. Lúc này, bác sĩ sẽ theo dõi và có những tư vấn phù hợp cho thai phụ.
Cách khám tiền sản giật
Các biểu hiện của tiền sản giật không quá rõ rệt trước khi chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó, chị em cần đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời.
Trường hợp huyết áp trên 140/90 mmHg, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp phát hiện hội chứng Hellp và tổn thương thận. Nếu lượng axit uric trong máu cao cho thấy chị em đang mắc tiền sản giật.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp đo tỉ lệ protein so với creatinine, lượng protein đào thải qua đường nước tiểu. Đây đều là những chỉ số biểu hiện của tiền sản giật. Nếu hàm lượng đạm trên 300 mcg đồng nghĩa với việc thai phụ mắc tiền sản giật.
- Siêu âm thai: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi, ước lượng cân nặng và nước ối.
- Đo sức khỏe thai nhi: Giúp đo nhịp tim của thai nhi. Đồng thời, kết hợp với kết quả siêu âm để tạo trắc đồ sinh lý học về hoạt động hô hấp, chuyển động của thai nhi và lượng nước ối trong tử cung.
Ngoài các kiểm tra trên, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:
- Điện giải đồ và dự trữ kiềm;
- Chức năng đông chảy máu toàn bộ;
- Soi đáy mắt.
Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Để điều trị tiền sản giật cần phải dựa vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có phác đồ phù hợp. Cụ thể như sau:
Tiền sản giật nhẹ
Cách điều trị tiền sản giật nhẹ như sau:
- Thai phụ tiến hành điều trị ngoại trú và tiến hành đo huyết áp ngày 2 lần.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khi nằm nghỉ nên nghiêng về bên trái để tránh chèn ép thai nhi.
- Uống nhiều nước từ 2 – 3 lít mỗi ngày, ăn nhiều đạm, nên kiêng ăn mặn.
- Nếu phát hiện bệnh chuyển sang giai đoạn nặng cần phải nhập viện để điều trị.
- Nếu thai đã đủ tháng, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ ở tuyến chuyên khoa.
Tiền sản giật nặng
Nếu thai phụ mắc tiền sản giật ở giai đoạn nặng sẽ được theo dõi. Sau khi nhập viện, thai phụ sẽ được đo huyết áp 4 lần/ngày, kiểm tra protein niệu và cân nặng. Đồng thời làm một số xét nghiệm, siêu âm và theo dõi chỉ số tim thai.
Có 2 phương pháp được sử dụng trong trường hợp này đó là điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể:
Khi điều trị nội khoa:
- Thai phụ được khuyến cáo nghỉ ngơi đầy đủ, nằm nghiêng bên trái.
- Nếu huyết áp cao sẽ được chỉ định dùng thuốc để cải thiện.
- Sử dụng thuốc an thần Diazepam ở dạng tiêm hoặc uống.
- Dùng Magnesium Sulfate.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu trong trường hợp bị thiểu niệu và phù phổi cấp.
- Sử dụng thuốc có tác dụng tăng lượng máu, giãn động mạch.
Điều trị ngoại khoa và sản khoa:
Nếu bệnh diễn biến nặng, không thể điều trị thì sẽ tiến hành chấm dứt thai kỳ. Trước khi thực hiện, thai phụ sẽ được ổn định tâm trạng khoảng 24 – 48 giờ.
Một số trường hợp khác có thể chỉ định sinh con theo chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Phòng ngừa tiền sản giật
Như đã chia sẻ ở trên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm rõ nguyên nhân gayua tiền sản giật. Do đó, chưa có biện pháp phòng ngừa nào có thể ngừa triệt để biến chứng nguy hiểm này.
Do đó, thai phụ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ tiền sản giật. Cụ thể như sau:
- Bổ sung các thực phẩm có nhiều DHA, EPA.
- Bổ sung đủ canxi trong quá trình mang thai. Một số thực phẩm giàu canxi phải kể đến như măng tây, sữa, đậu bắp, súp lơ xanh…
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày chị em cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D để hạn chế nguy cơ mắc tiền sản giật. Các thực phẩm giàu vitamin D nên bổ sung như ngũ cốc nguyên hạt, gan cá, nấm hương…
- Dành thời gian để luyện tập giúp thai phụ nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Cần theo dõi sát sao trong quá trình mang thai, khám thai định kỳ thường xuyên. Nếu có biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đi thăm khám để được điều trị kịp thời.
Tiền sản giật nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là yếu tố góp phần giúp thai phụ hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật. Vậy tiền sản giật nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho chị em.
Chất chống oxy hóa
Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ quả, trái cây là gợi ý đầu tiên dành cho các mẹ bầu. Bổ sung những thực phẩm này sẽ có tác dụng giảm căng thẳng oxy hóa do tiền sản giật gây ra.
Omega 3
Phụ nữ mắc tiền sản giật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 sẽ góp phần phát triển trí não cho trẻ.
Trong đó, cá là nguồn thực phẩm giàu Omega 3 dồi dào, do đó thai phụ nên bổ sung trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, lưu ý nên lựa chọn cá ít thủy ngân và sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần.
Canxi
Bổ sung canxi trong quá trình mang thai cũng là giải pháp giúp phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả. Việc bổ sung canxi trong giai đoạn này sẽ giúp thư giãn các mạch máu để mạch máu không bơm quá nhanh.
Một số thực phẩm giàu canxi chị em nên bổ sung bao gồm: sữa, cá hồi, phô mai, sữa chua, rau bina…
Axit folic
Axit folic là nguồn thực phẩm giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, hạn chế nguy cơ sinh non. Dưỡng chất này được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, đậu khô và ngũ cốc.
Sắt
Ở nữ giới mang thai, hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể gấp đôi so với phụ nữ không mang thai. Một số thực phẩm cung cấp lượng sắt cho cơ thể như cá, rau bina, thịt đỏ nạc, thịt gia cầm.
Các loại vitamin
Để thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thai phụ cũng nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, các dưỡng chất này cũng góp phần hạn chế nguy cơ mắc tiền sản giật. Rau củ, trái cây tươi chính là nguồn thực phẩm lý tưởng cung cấp các loại vitamin cho mẹ bầu.
Magie
Magie có nhiều trong các loại rau xanh, lúa mỳ, đỗ, thịt, hải sản… Ngoài ra, sữa bò, soccola cũng cung cấp lượng magie vừa phải.
Vitamin D
Nguồn thực phẩm cuối cùng chúng tôi muốn nói đến đó là Vitamin D. Các thực phẩm cung cấp Vitamin D cho cơ thể phải kể đến như cá hồi, trứng…
Lời kết
Hy vọng qua những thông tin mà Hoanluu blog chia sẻ ở trên đã giúp chị em giải đáp tiền sản giật là gì. Như vậy, đây là biến chứng thai thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Do đó, chị em cần thẩn trọng khi có những dấu hiệu nghi ngờ. Lúc này, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Các tìm kiếm liên quan đến Tiền sản giật là gì
Bị tiền sản giật nên ăn gì
Sản giật là gì
Cách khám tiền sản giật
Điều trị tiền sản giật
Bị tiền sản giật có đẻ thường được không
TIỀN sản giật SlideShare
Tiền sản giật sau sinh
Protein niệu trong tiền sản giật