Lá trầu không chữa bệnh trĩ có tốt không? Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những cách chữa bệnh được rất nhiều người sử dụng. Bởi giá thành thấp, có thể thực hiện tại nhà. Vậy chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả? Nôi dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Công dụng của lá trầu không
Trầu không là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm. Với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Trầu không có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia.
Trong đông y lá trầu không được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và sát trùng rất tốt.
Rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm, lở loét,… Trong lá trầu không chứa tinh dầu và chất tanin có công dụng diệt khuẩn cũng như ức chế ức chế các loại nấm, vi khuẩn phát triển.
Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng trong lá trầu không có chứa 1 loại tinh dầu có tên là betel – phenol. Loại tinh dầu này sẽ làm mềm thành mao mạch giúp các búi trĩ có thể tự thụt vào được.
Lá trầu còn giúp sát khuẩn, loại bỏ một số vi khuẩn, nấm gây ngứa, viêm nhiễm vùng kín, trực tràng và làm lành nhanh các tổn thương do bệnh trĩ gây ra.
Lá trầu không có khả năng chữa bệnh trĩ
Với những công dụng chia sẻ ở trên cho thấy lá trầu không có khả năng chữa bệnh trĩ cho người bệnh.
Cứ trong 100 gram lá trầu không có chứa chưa tới 2,4 % tinh dầu, có các chất như carvacrol, cineol, estragol, chavicol, cadinen, tannin, acid amin…
Các hoạt chất này là chất kháng sinh mạnh. Giúp kháng khuẩn hiệu quả, ức chế nhiều vi khuẩn như trực khuẩn Coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Lá trầu dùng được cho những người:
- Bị trĩ giai đoạn đầu với mức độ nhẹ (giai đoạn 1 và giai đoạn 2)
- Người bị nứt kẽ hậu môn gây khó chịu trong sinh hoạt.
- Người bị tắc mạch gây đau ở mức độ nhẹ nhưng chưa có điều kiện vào bệnh viện để điều trị.
3+ Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản tại nhà
Ở nước ta lá trầu không rất phổ biến nên người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu chữa trĩ đơn giản, dễ tìm này tại nhà.
Hãy lựa chọn những lá trầu không không quá già hoặc non để đảm bảo đủ tinh chất cho hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Dưới đây là 3+ cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng.
Chữa bệnh trĩ bằng cách ngâm hậu môn với lá trầu không
Bài thuốc này có thể thực hiện vào buổi tối sau khi đi vệ sinh xong, người bệnh hãy vệ sinh hậu môn bằng nước ấm.
Nấu nước trầu không sau đó đợi nước còn ấm thì ngâm hậu môn vào. Lúc này, tinh chất trầu không dễ thấm vào hậu môn, giúp búi trĩ co lại. Hỗ trợ cho điều trị bệnh trĩ, ngâm nước ấm, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm đau rát, viêm nhiễm.
Thực hiện cụ thể như sau: Dùng nắm lá trầu không, ngâm nước muối khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Cho lá trầu không đun cùng 4 lít nước, đun sôi và đợi nước bớt nóng, cho hậu môn vào ngâm tới khi nước nguội.
Bài thuốc đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ
Đắp lá trầu không là cách chữa bệnh trực tiếp. Thực hiện cách này giúp vùng tổn thương do trĩ hấp thụ tinh chất lá trầu không, sát trùng, kháng khuẩn và làm búi trĩ co lại. Thực hiện đều đặn trọng vòng 1 tuần, ngày 1 lần có thể thấy được hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá trầu không sau đó ngâm nước muối, rồi rửa sạch, để ráo nước
- Đem lá trầu không giã nát, bỏ thêm một chút muối
- Lọc lấy phần nước rồi chấm lên phần búi trĩ đau
- Phần lá lọc ra đem đắp lên xung quanh hậu môn, có thể dùng khăn cố định khoảng 20 phút
- Sau đó gỡ khăn, bỏ lá trầu rồi rửa sạch với nước
- Thực hiện ngày khoảng 1-2 lần, cách làm này tác động trực tiếp và có hiệu quả vô cùng nhanh chóng.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không và kết hợp thảo dược
Lá trầu không kết hợp với một số loại thảo dược có thể làm tăng tác dụng giảm các triệu chứng co thắt búi trĩ, giảm chảy máu,…
Cần chuẩn bị:
- 20g lá trầu không
- 10g hạt gấc
- 10g quả bồ hết
Sau đó đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi giã nát. Bỏ hỗn hợp vào nồi và thêm 3 lít nước, 1 quả cau đã cắt nát đun sôi trong khoảng 10 phút rồi đổ ra chậu nhỏ.
Dùng nước này xông hơi khoảng 20 phút tới khi nước nguội hẳn. Phần bã hỗn hợp có thể đem ra đắp quanh hậu môn trong vòng 30 phút, thực hiện ngày 1-2 lần để giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Xông lá trầu không chữa bệnh trĩ
Lá trầu không có thể dùng để xông hơi trực tiếp giúp hấp thụ tinh dầu và các tinh chất để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, đau rát hậu môn.
Cách xông trĩ bằng lá trầu không đơn giản như sau :
- Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Dùng nắm lá trầu không ngâm với muối khoảng 20 phút rồi vớt ra đun sôi cùng 2 lít nước.
- Đun sôi và để khoảng 10 phút thì bắc xuống bếp.
- Để nồi ở dưới và xông hơi hậu môn tới khi nước nguội. Sau đó phần nước có thể dùng để vệ sinh quanh hậu môn.
Chữa trĩ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả
Chữa trĩ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả đang là phân vân của rất nhiều người. Dưới đây là lời giải đáp cho vấn đề này.
Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian là sử dụng lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu. Và không có hiệu quả với các bệnh ở giai đoạn nặng. Lúc này phương pháp dùng lá trầu không sẽ giúp giảm đau ngứa, chảy máu ở hậu môn chứ không có công dụng điều trị bệnh dứt điểm.
Khi có dấu hiệu nặng hơn, tiến triển sang giai đoạn 3-4 thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Để được điều trị một cách cự thể, tránh trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến ung thư trực tràng, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Phương pháp này có hiệu quả hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ bệnh… Do đó có người sử dụng thấy hiệu quả, có người thấy rất ít hiệu quả, cũng có người không thấy hiệu quả sau khi áp dụng.
Tóm lại chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là khá an toàn và mọi người có thể thực hiện cách này khi bệnh trĩ đang ở giai đoạn 1. Ở mức độ bệnh còn nhẹ, cách chữa trĩ bằng lá trầu không có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Trong trường hợp mắc phải bệnh trĩ ở mức độ nặng (độ 3, độ 4) với các dấu hiệu trầm trọng. Hãy khẩn trương đến ngay địa chỉ y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Phải kết hợp ăn uống, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất kích thích, đồ cay nóng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Tập luyện thể dục, cải thiện tuần hoàn máu
- Luôn để tâm trạng thoải mái, không lo lắng
- Điều trị kết hợp cùng các phương pháp khác
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc về việc dùng lá trầu không điều trị bệnh trĩ.
Lời kết
Mong rằng với những chia sẻ của Hoanluu blog bên trên đã giúp người bệnh có lời giải đáp về chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không. Điều trị trĩ bằng lá trầu không chỉ là phương pháp bổ trợ, không có tác dụng thay thế các thuốc đặc trị.
Hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để có những phương pháp chữa trị thích hợp với tình trạng mà hiện tại bản thân đang gặp phải. Từ đó sẽ giúp tình trạng bệnh trĩ dần dần được cải thiện và chữa khỏi hoàn toàn.
Các tìm kiếm liên quan đến Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Xông la trầu không chữa bệnh trĩ
Ngâm hậu môn với lá trầu không
Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Cách xông trĩ bằng lá trầu không
Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi
La trầu không chữa trĩ
Cách chữa bệnh trĩ