Ngày đăng: 26/11/2020, Update: 26/11/2020 Vào lúc: 2:22 sáng
home Mẹ & Bé Thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền? Chi phí IVF có mắc không?

Thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền? Chi phí IVF có mắc không?

Chi phí thụ tinh ống nghiệm IVF có mắc không? Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn đang ngày một tăng. Và để giải quyết tình trạng này, các cặp vợ chồng thường lựa chọn giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền? Đây là mỗi bận tâm của nhiều cặp vợ chồng trước khi quyết định lựa chọn giải pháp này.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm có tên tiếng anh là In vitro fertilization ( IVF). Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho tỷ lệ thành công cao.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Phương pháp này áp dụng cho những cặp vợ chồng bị hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp trực tiếp với nhau ở bên ngoài. Sau khi phôi thai đã được hình thành, sẽ được chuyển trực tiếp vào buồng tử cung của nữ giới. Phôi thai tiếp tục làm tổ và phát triển thành thai nhi giống như thụ thai tự nhiên.

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản sử dụng kỹ thuật hiện đại giúp cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm. Sau đó, tinh trùng sẽ được chọn lọc để kết hợp với trứng trong đĩa môi trường và được để vào tủ chuyên dụng.

Vài giờ đầu, tinh trùng sẽ đi xuyên vào trứng, tạo nên quá trình thụ tinh. Trứng và tinh trùng sẽ kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo nên phôi thai.

Khi nào nên tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?

Thụ tinh trong ống nghiệm cho hiệu quả tương đối cao. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp:

  • Người vợ bị mắc các bệnh lí: tắc hai vòi trứng; bị lạc nội mạc tử cung; xin trứng
  • Nam giới: tinh trùng yếu, ít, xuất tinh người hoặc không xuất tinh
  • Cặp đôi bị hiếm muộn không rõ nguyên nhân
  • Cặp vợ chồng đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo nhiều lần nhưng đều thất bại.

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra như thế nào?

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra như thế nào?

Tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng. Thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra theo một quy trình khép kín khoa học sau:

  1. Bước 1: bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng.

Đối với người vợ:

Bước 1: bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng.

Sau khi thăm khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ chỉ định nữ giới làm một số xét nghiệm cần thiết sau:

Xét nghiệm nội tiết

Thông qua loại hình xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xác định được lượng nồng độ hormon sinh dục gồm : estrogen, progesterone, và hormon hướng sinh dục gồm: LH, FSH.

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục:

Người vợ sẽ được bác sĩ lấy máu trực tiếp trên cơ thể để làm các xét nghiệm kiểm tra xem có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, HIV, viêm gan B hay không.

Bên cạnh đó, nữ giới cũng được bác sĩ lấy dịch âm đạo để xét nghiệm Chlamydia, …

Siêu âm phụ khoa

Sau khi tiến hành làm xong các xét nghiệm kể trên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và phát hiện các vấn đề phụ khoa như:  U xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ…

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành đếm nang noãn cơ bản trên hai buồng trứng vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.

Đối với người chồng:

Xét nghiệm tinh dịch đồ ở đâu TpHCM

Khi thăm khám tổng quát xong, căn cứ vào kết quả. Bác sĩ sẽ chỉ định người chồng làm thêm một số xét nghiệm gồm:

Xét nghiệm tinh dịch đồ

Xét nghiệm này nhằm kiểm tra và đánh giá chất lượng và số lượng tinh dịch.

Trường hợp người chồng không có tinh trùng, phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt khác như: xét nghiệm hormon sinh dục, siêu âm tinh hoàn,…

Các xét nghiệm cơ bản

Ngoài ra, người chồng cũng được lấy máu làm xét nghiệm kiểm tra có mắc các bệnh lây qua đường tình dục như: viêm gan B, giang mai, lậu, HIV,…hay không.

  1. Bước 2: Kích thích buồng trứng

Sau khi hoàn thành các khâu thăm khám ở trên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 9 – 11 ngày.

Trong quá trình tiêm thuốc, người vợ cần đến bệnh viện siêu âm và làm xét nghiệm máu theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của nang noãn và điều chỉnh thuốc dựa trên sự đáp ứng với thuốc của cơ thể.

Khi nang noãn phát triển đạt kích thước tiêu chuẩn. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm mũi thuốc cuối cùng vào đúng thời gian đã định,. Đây được gọi là mũi kích rụng trứng, nhằm kích thích trứng trưởng thành.

  1. Bước 3: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

  • Sau 36-40 giờ tiêm mũi kích rụng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành chọc để hút trứng ra ngoài.
  • Trước khi hút trứng, người vợ sẽ được tiêm thuốc gây mê để không có cảm giác đau.
  • Sau khi chọc hút trứng, người vợ cần ở lại bệnh viện từ 2-3 giờ để theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi ra về.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, tách trứng và kiểm tra dịch nang bằng kính hiển vi.
  • Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành lấy tinh trùng từ người chồng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
  1. Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm

Trứng và tinh trùng sau khi lấy được chuyển đến phòng Labo để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và tạo phôi.

Phôi sẽ được nuôi cấy từ 2 đến 5 ngày trước khi được chuyển vào trong tử cung của người vợ.

Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm có thể thu được nhiều phôi. Số phôi này có thể được chuyển lại vào tử cung  hoặc được trữ lạnh cho những lần chuyển phôi về sau.

  1. Bước 5: Chuyển phôi vào tử cung

Tùy thuộc vào số lượng phôi thu được, tình trạng mỗi cặp vợ chồng mà bác sĩ và gia đình sẽ thống nhất số phôi chuyển vào buồng tử cung và số phôi để trữ lạnh.

Thông thường, sau khi chọc hút trứng 2 – 5 ngày, phôi sẽ được chuyển vào tử cung.  Khi niêm mạc tử cung đủ độ dày, ổn định, thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp thai nhi phát triển ổn định.

Trường hợp là phôi trữ đông. Trước khi chuyển người vợ sẽ được sử dụng thuốc và siêu âm theo dõi niêm mạc tử cung trong 14 – 18 ngày tính từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo. Mục đích là  chọn ngày thích hợp để tiến hành chuyển phôi trữ đông vào tử cung người vợ.

  1. Bước 6: Thử thai sau khi chuyển phôi

Bước 6: Thử thai sau khi chuyển phôi

14 ngày sau chuyển phôi, người vợ cần quay lại cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ beta HCG.

Người vợ cần kiểm tra lại nồng độ beta HCG một lần nữa sau 2 ngày tiếp theo.

Nếu nồng độ beta HCG tăng từ 1,5 lần trở lên, điều đó cho thấy thai đang phát triển. Người mẹ cần tiếp tục sử dụng thuốc dưỡng thai và đến siêu âm theo lịch hẹn để xác định túi thai và tim thai.

Nếu sau 2 ngày, nồng độ beta HCG không tăng hoặc giảm, người vợ vẫn cần phải theo dõi. Nếu nồng độ beta HCG < 5 UI/l thì thai đã bị sảy. Trong trường hợp này, nếu còn phôi trữ đông, người vợ có thể sử dụng phôi trữ đông để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần tiến hành lại các bước trước nữa.

  1. Bước 7: Theo dõi thai

Khi phôi đã phát triển thành thai, mẹ bầu cần siêu âm và khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, kiểm tra tình trạng phát triển cua thai nhi cho tới ngày sinh nở.

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền

Nắm được chi phí thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu? Sẽ giúp cho các cặp đôi chủ động hơn trong việc chuẩn bị về chi phí. Bởi không phải cặp đôi nào cũng có sẵn điều kiện kinh tế để tiến hành làm phương pháp sinh sản này.

Hiện nay, chi phí để làm thụ tinh ống nghiệm IVF không hề rẻ. Tại các trung tâm, bệnh viện thì chi phí cho một lần làm IVF giao động từ 70 đến 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, để biết chính xác chi phí cho một ca IVF là bao nhiêu. Tốt nhất các cặp vợ chồng nên đến trực tiếp các cơ sở y tế chuyên khoa  để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn.

Bởi chi phí để làm một ca IVF hết bao nhiêu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như :

  • Tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng,
  • Các bệnh lý cần điều trị trước khi tiến hành IVF,
  • Phác đồ điều trị
  • Cơ địa của từng người
  • Cũng như khả năng đáp ứng thuốc.

Trong trường hợp không thể chuyển phôi tươi hay chuyển phôi tươi bị thất bại. Các bạn có thể được bác sĩ  chỉ định chuyển phôi trữ.

Do đó, chi phí sẽ phát sinh. Chi phí này sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng phôi cần trữ và thời gian trữ.

Vì vậy, tiền làm thụ tinh ống nghiệm của mỗi cặp vợ chồng sẽ có sự khác biệt. Cho nên để tiết kiệm chi phí cũng như mang lại hiệu quả cao trong việc làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Các cặp vợ chồng nên tiến hành làm thụ tinh tại những cơ sở y tế chuyên môn uy tín và chất lượng. Có đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn; sở hữu những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến; môi trường sạch sẽ vô trùng; nhân viên y tế chăm sóc tận tình chu đáo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin đề cập trong bài viết đã giúp các cặp đôi hiểu rõ hơn về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng như chi phí thụ tinh trong ống nghiệm là bao nhiêu tiền. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc nào về sức khỏe sinh sản. Các bạn hãy để lại câu hỏi dưới đây để được tư vấn một cách cụ thể và chi tiết.

Các tìm kiếm liên quan đến thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền

Thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền

Chi phí thụ tinh ống nghiệm 2020

Thụ tinh nhân tạo bao nhiêu tiền

Thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công

Chi phí thụ tinh ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ

Chi phí thụ tinh nhân tạo 2020

Chi phí làm IVF ở Bệnh viện Nam học

Chuyển phôi hết bao nhiêu tiền

Ngày đăng: 26/11/2020, Update: 26/11/2020 Vào lúc: 2:22 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.