Ngày đăng: 04/06/2018, Update: 17/06/2018 Vào lúc: 6:50 sáng
home Viêm nhiễm, viêm nhiễm Đi tiểu buốt uống thuốc gì? Nguyên nhân gây tiểu buốt

Đi tiểu buốt uống thuốc gì? Nguyên nhân gây tiểu buốt

Tiểu buốt là hiện tường thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Thế nhưng, so với nữ giới thì hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở nam giới. Khiến nam giới luôn trọng trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tiểu buốt và đi tiểu buốt uống thuốc gì?

Nguyên nhân gây tiểu buốt

Tiểu buốt là dấu hiệu thường gặp phải ở các bệnh viêm nhiễm đường tiểu. Nếu người bệnh không thăm khám rất khó xác định được chính xác căn nguyên bệnh mà tìm cách điều trị

Thông thường, tiểu buốt là do những bệnh lý sau gây ra:

Viêm đường tiết niệu

Tiểu buốt là biểu hiện đặc trưng của viêm đường tiết niệu xảy ra trên cơ thể. Bệnh do vi khuẩn mà phần lớn được tìm thấy là vi khuẩn Ecoli. Xâm nhập từ phân vào cơ quan sinh dục. Sau đó di chuyển ngược dòng theo niệu đạo, bàng quang, cuối cùng là thận . Bên cạnh cảm giác thường xuyên buồn tiểu, tiểu buốt, tiểu rát. Thì người bệnh còn thấy đau bụng dưới, đau lưng, cơ thể mệt mỏi,…

Viêm bể thận

Khi người bệnh bị viêm đường tiểu dẫn đến viêm bàng quan không điều trị sẽ gây nên viêm bể thận. Ngoài ra, viêm bể thận còn gặp ở những người bị tiểu đường, sỏi thận, phụ nữ mang thai. Hay người bị tắc nghẽn đường tiểu. Viêm bể thận sẽ rất nguy hiểm nếu không xử lí kịp thời sẽ gây suy giảm chức năng thận vĩnh viễn

Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một cơ quan quan trọng của nam giới. Giúp sản sinh tinh dịch để nuôi tinh trùng và điều tiết quá trình tiểu tiện của nam giới. Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây viêm nhiễm, tổn thương, tuyến tiền liệt sưng to. Đau đớn, tụ mủ, dẫn đến tiểu buốt, gây khó chịu

Viêm niệu đạo

Là tình trạng viêm nhiễm ở ống niệu đạo. Chủ yếu do lây truyền qua đường tình dục khi người bệnh mắc bệnh chlamydia và bệnh lậu. Viêm niệu đạo cũng có thể gặp phải do tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa không phù hợp . Hay một số thủ thuật gắn ống dẫn tiểu gây nhiễm trùng. Những triệu chứng điển hình của bệnh: cảm giác tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra mủ,…

Sỏi đường tiết niệu

Là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản, sỏi thận. Sỏi đường tiết niệu kéo dài có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Nặng hơn có thể gây suy thận mãn tính khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Do đó, khi có những triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu… Thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Bệnh lậu

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm gây ra chứng tiểu buốt ở nam giới. Các vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Làm tổn thương niệu đạo và bàng quang gây chứng tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu buốt. Bệnh kèm theo chảy mủ, ra nhiều khí hư ở cơ quan sinh dục.

Đi tiểu buốt uống thuốc gì ?

Để biết đi tiểu buốt ra máu uống thuốc gì. Thì nam giới cần biết mức độ bệnh của mình đến đâu. Quan trọng là cần phải có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ thì việc điều trị mới có hiệu quả

Thông thường, tiểu buốt ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng loại thuốc kháng sinh tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nhằm loại bỏ tận gốc những tác nhân này. Ngoài thuốc kháng sinh trị tiểu buốt, bệnh nhân có thể được kê đơn kèm theo thuốc giảm đau. Giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau đớn và cảm thấy dễ chịu hơn. Việc điều trị tiểu buốt bằng thuốc cũng được kết hợp linh hoạt giữ thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm và thuốc bôi. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh để cho hiệu quả cao nhất

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà thuốc tư nhân bày bán thuốc trị tiểu buốt. Nhưng bạn tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng. Đặc biệt là khi chưa đi thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế. Nếu đã có kết quả thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Thì bạn nên mua thuốc đúng như trong đơn ngay tại quầy thuốc của cơ sở y tế đó

Lưu ý: Dù là bất cứ hình thức điều trị nào cũng cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Và cần sự kiên trì, cố gắng thì việc trị bệnh mới đạt hiệu quả cao

Cách chữa đi tiểu buốt bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp

Đối với các trường hợp bệnh nặng hơn đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa tiểu buốt sẽ không có hiệu quả nhiều. Mà còn kết hợp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Sử dụng các loại thuốc Đông Tây y để cân bằng nội tiết tố và giảm các triệu trứng của bệnh. Sau đó tiến hành các biện pháp vật lý trị liệu bằng máy sóng ngắn. Tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh đã xác định trước đó để diệt tận gốc các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Loại bỏ các tổn thương, điều trị dứt điểm và tránh tái phát bệnh.

Đối với các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu

Cùng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật y tế là các phương pháp phẫu thuật hiện đại. Như mổ nội soi để đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu. Các trường hợp bị sỏi thận, sỏi bàng quang cần phải được điều trị kịp thời . Tránh biến chứng sang các dạng bệnh nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng.

Cách trị tiểu buốt tại nhà

Ngoài cách chữa tiểu buốt bằng thuốc như trên. Nam giới bị tiểu buốt có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do tiểu buốt gây ra

Râu ngô

Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu. Những người bị tiểu buốt có thể uống nước râu ngô tươi . Hoặc khô hàng ngày 2-3 lần để thấy công hiệu của chúng.

Bí xanh

Bí xanh là loại thực phẩm có tính mát và dễ chế biến trong các món ăn hàng ngày để chữa tiểu buốt. Bạn chỉ cần giã lấy nước cốt và hòa một chút muối để uống mỗi ngày. Hoặc bạn có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước luộc.

Rau đắng

Rau đắng là một trong những cách trị tiểu buốt hiệu quả. Loại rau này có vị hơi đắng, không độc, giải độc, tiêu diệt các kí sinh trùng đường ruột. Giảm triệu chứng táo bón, giúp cơ thể thanh lọc. Bạn chỉ cần đem sấy khô, rửa sạch sau đó đun nhỏ với một lượng nước. Có thể uống thay trà hằng ngày. Uống liên tiếp trong vòng hai tuần có thể giảm triệu chứng này.

Rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau được dùng trong bữa ăn hàng ngày khá phổ biến ở nước ta. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng… Được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, tiểu rắt, tiểu buốt… Người bệnh chỉ cần lấy lá mồng tơi rửa sạch. Rồi nấu lên lấy nước uống thay trà mỗi ngày là có thể khắc phục được tình trạng này.

Lưu ý: các phương pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đi khám, kiểm tra cụ thể tình trạng bệnh để có phương pháp hiệu quả nhất

Cách phòng tránh tiểu buốt

Để phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng tiểu buốt. Nam giới cần lưu ý những điều sau:

-Nên uống nhiều nước: Một số người khi bị tiểu buốt có tâm lý nhịn uống nước để giảm số lần đi tiểu. Việc làm này lại làm cho bệnh nặng hơn. Uống nhiều nước sẽ làm loãng nước tiểu, tăng số lần đi tiểu. Loại bỏ một phần vi khuẩn, vi rút ra ngoài theo đường nước tiểu làm giảm triệu chứng đi tiểu buốt.

-Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

-Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Tránh uống bia rượu và các thực phẩm cay nóng.

-Từ bỏ thói quen nhịn đi vệ sinh. Vì nước tiểu chứa lâu trong bàng quang, các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập bàng quang và các bộ phận trong đường tiểu. Gây tiểu buốt.

Với những thông tin về vấn đề Đi tiểu buốt uống thuốc gì? bên trên. Chắc hẳn các bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc của mình. Nếu còn băn khoăn điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách sau:

Hotline: 038 558 1111

Địa chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 04/06/2018, Update: 17/06/2018 Vào lúc: 6:50 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.