Ngày đăng: 03/09/2020, Update: 03/09/2020 Vào lúc: 2:15 sáng
home Tinh hoàn Tinh hoàn bên to bên nhỏ, bên cao bên thấp có sao không? Cách chữa thế nào ?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ, bên cao bên thấp có sao không? Cách chữa thế nào ?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có làm sao không? Là mắc bệnh gì? Nguyên nhân khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ là gì? Tinh hoàn bên cao bên thấp, bên trái xệ hơn bên phải có ảnh hưởng gì không? Là điều mà rất nhiều đấng mày râu thắc mắc. Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Tinh hoàn là bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Có nhiệm vụ thực hiện sản xuất tinh trùng (cơ chế sinh tinh) và tiết ra testosterone. Tinh trùng có vai trò đặc biệt trong quá trình sinh sản, duy trì nòi giống. Nội tiết tố sinh dục nam testosterone có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển các đặc tính sinh dục nam giới.

Ngay từ khi mới sinh ra, tinh hoàn, của bé trai thường có một bên to, bên nhỏ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường. Vì vậy, khi trưởng thành tinh hoàn bên phải có xu hướng lớn hơn. Một trong hai tinh hoàn cũng thường treo thấp hơn một chút so với tinh hoàn còn lại bên trong bìu.

Nam giới cần lưu ý rằng, sự chênh lệch giữa hai tinh hoàn thường không quá nhiều, không gây đau hoặc khó chịu. Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa hai bên tinh hoàn quá lớn hoặc nếu tinh hoàn cảm thấy đau thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Lúc này, nam giới cần chủ động đến gặp bác sĩ để có hướng khắc phục và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ

Theo bác sĩ Hà Văn Hương, chuyên gia nam học của Phòng khám Đa khoa Quốc tế cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ. Trong đó, phải kể đến như:

Nguyên nhân khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ

Bệnh quai bị

Nam giới từng bị quai bị thì virus có thể tiêu diệt tế bào biểu mô của ống sinh tinh. Đây chính là nguyên nhân gây tinh hoàn bên to bên nhỏ.

Do bẩm sinh

Tinh hoàn nam giới ngay từ nhỏ đã gặp phải tình trạng bên to bên nhỏ. Sự chênh lệch này không rõ ràng và được liệt kê vào danh sách bẩm sinh.

Tinh hoàn bị lệch là do tổn thương

Nếu một bên tinh hoàn bị tổn thương có thể gây nên hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tổn thương có thể làm tinh hoàn chảy máu, đóng cục gây thiếu máu, lâu ngày có thể bị thu hẹp và nhỏ hơn bên còn lại.

Tinh hoàn bên cao bên thấp là bệnh gì?

Tinh hoàn bên cao bên thấp là bệnh gì?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ, bên cao bên thấp là bị bệnh gì? Là vấn đề được nhiều đấng mày râu thắc mắc. Bác sĩ Hương cho biết, với các trường hợp tinh hoàn trái xuống thấp hơn phải khoảng từ 1,5 tới 2cm. Hoặc 1 bên tinh hoàn nhỏ hơn quả óc chó thì hai tinh hoàn không còn bình thường nữa.

Bên cạnh đó, tinh hoàn bên to bên nhỏ kèm theo cảm giác đau mỗi khi đau đớn khi ngồi, đứng hoặc di chuyển. Ngoài ra, trên bìu có xuất hiện những vết đỏ, sưng. Thì đây là những triệu chứng bất thường, cảnh báo nguy hiểm. Lúc này, nam giới cần chủ động đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Cụ thể tinh hoàn bên to bên nhỏ là biểu hiện của những bệnh lý sau:

Tinh hoàn ẩn khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ

Tinh hoàn ẩn khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ

Là hiện tượng tinh hoàn không nằm trong bìu mà dừng lại một cách bất thường trên đường di chuyển. Khi ấy người bệnh cần phải phẫu thuật để tinh hoàn trở về đúng vị trí như bình thường nếu không có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Do bệnh quai bị

Do bệnh quai bị

Như đã nói ở trên virus gây quai bị có thể phá hủy các tế bào biểu mô của ống sinh tinh trong tinh hoàn gây nên hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Căn bệnh này nếu không điều trị có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí vô sinh hiếm muộn sau này.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể gây tinh hoàn bên to bên nhỏ, nếu như một số tĩnh mạch bị sưng to có thể làm cho lượng máu tới tinh hoàn không đủ. Khi ấy tinh hoàn có thể bị lệch sang một bên. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, cơ địa, có thể gây vô sinh.

U nang biểu mô

U nang biểu mô

Một nang là một túi mỏng chứa đầy chất lỏng. U nang biểu mô có thể xảy ra khi có chất lỏng dư thừa trong ống dẫn. Chúng cũng có thể hình thành trong khi mào tinh hoàn đang phát triển.

Những u nang này thường vô hại, không đau và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u nang gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể có thể được phẫu thuật cắt bỏ để cải thiện các triệu chứng.

Xoắn mào tinh hoàn

Xoắn mào tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý nam khoa thường xảy ra khi tinh hoàn có thể di chuyển tự do, xoay tròn khiến các dây thừng tinh bị xoắn. Điều này có thể gây đau tinh hoàn nghiêm trọng và kéo dài. Nếu cơn đau này xảy ra sau một chấn thương, cơn đau có thể giảm dần sau đó đột ngột tái phát.

Xoắn tinh hoàn là một trong những chấn thương nguy hiểm, phải cấp cứu khẩn cấp.  Nếu để lâu có thể dẫn đến mất tinh hoàn.

Các dấu hiệu xoắn tinh hoàn phổ biến bao gồm:

  • Đau đột ngột hoặc dữ dội ở tinh hoàn
  • Sưng bìu
  • Có khối u ở bìu
  • Có máu trong tinh dịch
  • Đau bụng

Tổn thương màng tinh hoàn

Vì lý do nào đó màng tinh hoàn bị tổn thương có thể khiến cho máu, mủ, các chất dịch bị ứ đọng giữa hai bên tinh hoàn làm cho túi bìu chảy xệ do nặng. Hiện tượng này cũng có thể gây nên tinh hoàn bên to bên nhỏ.

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là tình trạng chất lỏng tích tụ xung quanh tinh hoàn và có thể gây sưng khiến một bên tinh hoàn bị to hơn bên còn lại. Ở người cao tuổi, tràn dịch tinh mạc là điều bình thường và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến viêm và cần điều trị để tránh các biến chứng.

Một số dấu hiệu nhận biết phổ biến thường là sưng, đau, đỏ ở bìu hoặc đau ở phần dưới của dương vật.

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi có tới 90% trường hợp ung thư. Dấu hiệu bệnh ung thư tinh hoàn:

  • Đau, có cảm giác nặng ở tinh hoàn
  • Xuất hiện một khối u không đau trong tinh hoàn
  • Đau, khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu
  • Đau âm ỉ ở lưng dưới, háng hoặc bụng
  • Có sự tích tụ chất lỏng đột ngột trong bìu

Tinh hoàn bên to bên nhỏ khi nào cần khám bác sĩ?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ khi nào cần khám bác sĩ?

Như đã nó ở trên, tinh hoàn bên to bên nhỏ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn bên cao bên thấp kèm theo những triệu chứng bất thường dưới đây, nam giới cần chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt:

  • Đau nhói ở tinh hoàn hoặc ở xung quanh tinh hoàn
  • Tinh hoàn sưng, tấy đỏ
  • Dương vật chảy dịch hoặc máu
  • Đi tiểu khó
  • Đau lưng hoặc đau bụng dưới
  • Da tinh hoàn đỏ, đỏ đậm hoặc nâu

Hướng dẫn cách tự kiểm tra tinh hoàn

Hướng dẫn cách tự kiểm tra tinh hoàn

Bên cạnh việc nhận biết các triệu chứng bất thường tại tinh hoàn. Nam giới hoàn toàn có thể tự kiểm tra tinh hoàn của mình thường xuyên, để có thể xác định được các cục u, đau và bất cứ sự thay đổi ở một hoặc cả hai tinh hoàn.

Bác sĩ Hà Văn Hương cho biết, tinh hoàn khỏe mạnh thường mịn màng, có hình trứng (không phải hình tròn). Nếu xuất hiện các khối u hoặc u lồi ra bất thường nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Các đấng mày râu có thể tự kiểm tra tình trạng tinh hoàn theo các bước như sau:

  • Bước 1: Sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bạn để nhẹ nhàng cuống tinh hoàn xung quanh. Tuy nhiên, không nên dùng lực quá mạnh, tránh làm tổn thương tinh hoàn.
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ bề mặt của mỗi tinh hoàn, tìm kiếm các khối u, khu vực cảm thấy đau hoặc đau, lồi, sưng hoặc thay đổi kích thước.
  • Bước 3: Cảm nhận dọc theo đáy của bìu, mào tinh hoàn, nam giới sẽ cảm thấy giống như một số ống được bó lại.
  • Bước 4: Thực hiện lại các bước trên cho tinh hoàn còn lại.

Lời khuyên của chuyên gia: Các bước kiểm tra tinh hoàn nên được thực hiện mỗi tháng một lần.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có con được không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có con được không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ bên to có con được không? cũng là câu hỏi được nhiều nam giới thắc mắc. Các đấng mày râu có thể hoàn toàn yên tâm, bởi tinh hoàn bên to bên nhỏ là điều hoàn toàn bình thường.

Vì vậy, sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng và thụ tinh của nam giới. Do đó, nam giới có tinh hoàn bên to bên nhỏ vẫn có khả năng có con bình thường.

Tuy nhiên, nếu tinh hoàn bên to bên nhỏ, kèm theo các triệu chứng đau tức bất thường. Thì đây là dấu hiệu của bệnh lý. Những bệnh lý này nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí còn gây vô sinh hiếm muộn.

Vì vậy, lúc này, nam giới cần chủ động đi khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Đi khám tinh hoàn bên to bên nhỏ ở đâu?

Đi khám tinh hoàn bên to bên nhỏ ở đâu?

Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn, tinh hoàn bên to bên nhỏ không biết nên đi khám ở đâu. Nếu bạn đang ở khu vực TpHCM, hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế, ngụ tại số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 để được thăm khám, kiểm tra.

Đa khoa Quốc tế là phòng khám đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín:

  • Được cấp phép hoạt động bởi Sở y tế, có chuyên khoa Nam học
  • Có các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm, giỏi chuyên môn trong việc thăm khám và tư vấn điều trị các bệnh nam khoa
  • Cơ sở vật chất và tiện nghi đầy đủ, máy móc hiện đại đạt chuẩn
  • Chi phí khám chữa bệnh được niêm yết công khai theo quy định mà Sở Y tế đưa ra
  • Việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín không những giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo về hiệu quả điều trị.

Lời kết

Trên đây là những thông tin mà Hoanluu Blog đã giải đáp về tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Nếu còn điều gì thắc mắc về vấn đề này, cũng như những vấn đề về bệnh lý nam khoa. Hãy để lại câu hỏi DƯỚI ĐÂY, để được tư vấn cụ thể hơn.

Các tìm kiếm liên quan đến tinh hoàn bên to bên nhỏ

Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ

Trẻ bị tinh hoàn bên to bên nhỏ

Tinh hoàn bên to bên nhỏ bẩm sinh

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có đi nghĩa vụ không

Tinh hoàn bên trái xệ hơn bên phải

Tinh hoàn bên cao bên thấp

Tinh hoàn bên to bên bé ở trẻ sơ sinh

Tinh hoàn bên trái to hơn bên phải

Ngày đăng: 03/09/2020, Update: 03/09/2020 Vào lúc: 2:15 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.