Chu kỳ kinh nguyệt là gì ? Kinh nguyệt là gì ? Cơ chế kinh nguyệt ra sao ? Nội dung bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc Kinh nguyệt là gì. Cơ chế kinh nguyệt,…Hy vọng thông qua nội dung bài viết sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về “mùa dâu rụng” của mình. Từ đó chuẩn bị tâm lí được tốt nhất.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen & progesterone có tính chất lặp lại theo chu kì ở chị em phụ nữ. Và đây cũng là dấu hiệu đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của các bé gái.
Kinh nguyệt là gì?
Mỗi tháng một lần, tử cung của nữ giới sẽ sẵn sàng để tiếp nhận việc rụng trứng 1 lần để thụ tinh. Nếu như, trứng rụng mà không được thụ tinh các màng nhày ở bên trong cổ tử cung sẽ biến đổi và được đào thải ra ngoài.
Lúc đó, vào ngày cuối cùng của chu kì kinh nguyệt vùng dưới đồi sẽ tác động lên tuyến yên sau đó tác động trực tiếp vào buồng trứng. Khiến buồng trứng ngừng sản xuất ra các hoóc môn estrogen và progesterone.
Khi lượng estrogen và progesterone bị suy giảm, các màng nhầy ở cổ tử cung sẽ dầy lên rồi bị bong ra ngoài giống như 1 lớp da chết và tạo nên sự xuất huyết nhỏ mà theo y học gọi là kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì
Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu kinh ở âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 25 ngày – 35 ngày. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà số ngày hành kinh có thể kéo dài từ 5-7 ngày, lượng máu kinh ra ít hay ra nhiều cũng khác nhau.
Ngay cả ở một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt nặng, lượng máu cho mỗi chu kỳ thường là 5 – 12 muỗng cà phê.
Tuy nhiên, một số phụ nữ thường trải qua chu kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng hơn bình thường, được gọi là rong kinh. Rong kinh là tình trạng cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro như thiếu máu hoặc lưu lượng máu thấp.
Chu kì kinh nguyệt xuất hiện, điều đó đồng nghĩa với việc chị em phụ nữ không mang thai. Bên cạnh đó, chị em còn bị đau ngực, đầy hơi, khó chịu, bụng dưới và lưng bị đau.
Khi nào chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu?
Chu kỳ kinh nguyệt đánh dấu khả năng sinh sản ở một người phụ nữ. Thông thường, chu kì kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi các bé gái đã bắt đầu bước qua độ tuổi dậy thì tức là từu 12- 15 tuổi. Tuy nhiên một số người có thể bắt đầu trong độ tuổi từ 8 – 16.
Kinh nguyệt chỉ kết thúc khi chị em bước vào độ tuổi mãn kinh (từ 50-55 tuổi).
Khoảng 6 tháng trước chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, một cô gái có thể phát hiện dịch tiết âm đạo rõ ràng hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường, trừ khi dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc gây ngứa. Các chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn mỗi tháng cho đến khu người phụ nữ mãn kinh.
Cơ chế hoạt động của kinh nguyệt
Cơ chế hoạt động của kinh nguyệt là diễn ra mỗi tháng 1 lần, và được chia làm 2 pha bao gồm pha nang noãn và pha hoàng thể. Cụ thể:
Pha Nang Noãn
Nang noãn là một cấu trúc chứa đầy dịch, bên trong có trứng, đang phát triển. Mỗi tháng trong buồng trứng sẽ có một nang noãn lớn lên. Nang noãn được bao bọc bởi những tế bào tạo ra hormone giới nữ estrogen, còn gọi là estradiol 17 beta.
Sau khi phóng noãn (Trứng rụng), các tế bào sẽ tiết ra hormone để hỗ trợ cho sự làm tổ của trứng. Nếu trứng không được làm tổ và thụ tinh, cơ thể nữ giới sẽ diễn ra hiện tượng dâu rụng.
Tùy vào cơ địa, thể trạng sức khỏe của mỗi người mà số ngày hành kinh sẽ khác nhau. Thông thường là từ 3-5 ngày, sau đó máu từ âm đạo sẽ không chảy ra nữa (sạch kinh).
Trong thời kì mùa dâu rụng, các nội mạc tử cung sẽ bị bong tróc liên tục và làm sụt giảm các hormone sinh dục gây nên hiện tượng chảy máu kinh âm đạo. Sau khi thời gian hành kinh kết thúc, chính là lúc nội mạc bắt đầu trở lại bình thường và phát triển.
Khi máu kinh chấm dứt, các trục hạ đồi ở tử cung sẽ bắt đầu hoạt động trở lại, và phóng thích GnRH. Khiến cho nội mạc tử cung lại bắt đầu tiết ra 2 hormoen cần thiết cho cơ quan sinh dục là FSH và LH.
Hai loại hormone này sẽ tiếp tục kích thích các nang noãn ở buồng trứng tử cung phát triển và tiết ra Estrogen.
Pha hoàng thể
Giai đoạn hoàng thể chính là khoảng thời gian sau khi trứng rụng kết thúc và kéo dài đến chu kì kinh tiếp theo.
Nếu bạn có chu kì kinh nguyệt là 28-30 ngày, số ngày hoàng thể sẽ giao động từ 12- 24 ngày. Đây là khoảng thời gian để cơ thể chuẩn bị nuôi đợt trứng mới để thụ tinh.
Việc nắm bắt được thời điểm trứng rụng sẽ làm tăng khả năng thụ thai nếu như bạn đang mong muốn có baby. Còn nếu bạn chưa sẵn sàng cho việc làm cha làm mẹ, thì việc nắm bắt ngày trứng rụng sẽ giúp cho các cặp vợ chồng phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn an toàn và hiệu quả.
Vì sao nữ giới lại có kinh nguyệt?
Như phía trên, kinh nguyệt chính là sự bong tróc tróc của lớp niêm mạc tử cung do sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen & progesterone. Hiện tượng này có tính chu kì và có tính chất lặp lại.
Khi các bé gái đến tuổi dậy thì, cơ thể sẽ sản xuất ra các hormone. Trong đó bao gồm cả hormone chuẩn bị cho việc thụ thai.
Lượng Hormone xuất hiện sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn. Tiếp đó, một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích trứng. Khi trứng đã rụng, trứng sẽ di chuyển về phía tử cung để làm tổ.
Nếu như trứng không gặp được tinh trùng sẽ khiến cho quá trình thụ tin không diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài qua âm đạo. Đây chính là hiện tượng đèn đỏ hàng tháng ở nữ giới.
Nguyên nhân khiến chị em nữ giới có chu kì kinh cũng như chu kì kinh nguyệt lặp lại hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản trong cơ thể nữ giới phối hợp nhịp nhàng với nhau, cùng hỗ trợ nhau hoạt động.
Dựa vào đâu để chị em nhận biết mùa dâu rụng của mình đã đến?
Thực tế có nhiều chị em không nhớ ngày dâu rụng của mình. Hoặc chu kì kinh nguyệt của chị em không ổn định. Chính điều này khiến cho không ít chị em gặp khó khăn khi ngày đèn đỏ đến. Vì vậy chị em cần phải có kiến thức trong việc nhận biết các dấu hiệu khi mùa dâu đến.
Chị em có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây để nhận biết ngày đèn đỏ của mình đã đến:
Chảy máu âm đạo
Chu kì kinh nguyệt đến, chị em sẽ thấy máu từ âm đạo chảy ra. Đây là dấu hiệu điển hình và nổi bật nhất của chu kì kinh.
Trong những ngày đầu chu kì kinh, lượng máu chảy ra tương đối nhiều với màu đỏ đậm, hơi dính và có mùi tanh. Nếu số ngày hành kinh của chị em là 5 ngày, thì từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 của chu kì, máu kinh sẽ ra nhiều, sau đó ít dần và kết thúc ở ngày thứ 5.
Tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người, số ngày hành kinh cũng như luộng máu kinh sẽ khác nhau.
Bụng dưới bị đau
Bụng dưới bị đau cũng là một trong những dấu hiệu của ngày đèn đỏ đến. Mỗi người sẽ có cảm giác đau khác nhau, từ âm ỉ đến đau quặn quại.
Có nhiều chị em phải sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm cảm giác bị đau bụng dưới khi đến chu kì kinh nguyệt.
Xuất hiện mụn
Ngày đèn đỏ xuất hiện, điều đó đồng nghĩa với việc trên khuôn mặt của chị em cũng sẽ xuất hiện nhiều mụn. Lúc này, da mặt của chị em cũng sẽ bị nhờn, tạo điều kiện cho mụn “đua nhau” xuất hiện.
Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá lo lắng, hiện tượng mụn này sẽ nhanh chóng kết thúc khi chu kì kinh nguyệt của chị em chấm dứt.
Ngực bị căng tức và đau
Có rất nhiều chị em khi sắp đến chu kì kinh 1 tuần, vòng 1 sẽ trở nên căng tức và to hơn so với bình thường. Điều này khiến cho chị em cảm thấy rất chi là khó chịu.
Trở nên khó tính hơn
Chu kì kinh nguyệt xuất hiện, đồng nghĩ với việc tâm trạng cảu chị em cũng sẽ thay đổi theo. Mụn xuất hiện, da mặt bị nhờn và bị dầu, ngực lại bị sưng. Chính những điều đã khiến cho tâm trạng chị em thay đổi thất thường và thường trở nên khó tính hơn so với thường ngày.
Vì thế, mà nhiều người cho rằng: không nên trêu hay động vào chị em phụ nữ trong những ngày họ bị hành kinh.
Dùng gì trong ngày hành kinh cho thuận tiện
Nếu như trước đây, khi đến chu kì kinh để ngăn chặn tình trạng máu âm đạo chảy ra, các bà, các mẹ thường xử dụng khăn xô để “đóng”.
Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay, để khắc phục tình trạng chảy máu âm đạo khi đến chu kì kinh. Chị em không còn sử dụng khăn xô nữa, thay vào đó là sử dụng băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san. Đây đều là những vật rất cần thiết cho chị em phụ nữ trong ngày dâu rụng.
Băng vệ sinh
Là sản phẩm rất quen thuộc, được nhiều chị em sử dụng. Bởi khả năng thẩm thấu tốt, phổ biến, giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, nếu chị em vận động mạnh hay tham gia các hoạt động dưới nước. Băng vệ sinh không phải là sự lựa chọn tốt cho ngày hành kinh.
Hơn nữa nếu như chị em sử dụng phải băng vệ sinh giả, băng vệ sinh kém chất lượng. Nguy cơ vùng kín bị viêm nhiễm là rất cao. Vì thế, chị em cần phải cân nhắc trong việc sử dụng băng vệ sinh.
Tampon
Tampon cũng là một trong những vật rất quen thuộc của chị em trong những ngày đèn đỏ. Tampon sẽ được đưa vào bên trong âm đạo để thấm hút lượng máu kinh chảy ra. So với băng vệ sinh thì tampon tiện lợi hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu như chị em không thay tampon thường xuyên trong chu kì kinh nguyệt, khả năng viêm nhiễm khá là cao. Hơn nữa, chị em còn có thể bị dị ứng với các thành phần của tampon.
Với những chị em chưa có quan hệ tình dục thì phải thật cẩn cận khi sử dụng tampon để tránh bị rách màng trinh.
Cốc nguyệt san
Là sản phẩm hiện đại nhất hiện nay trong việc khắc phục các dấu hiệu khi ngày dâu rụng xuất hiện.
Cố nguyệt san có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm của băng vệ sinh cũng như tampon. Vì thế đây là sản phẩm được rất nhiều chị em tin tưởng và sử dụng hiện nay.
Tuy nhiên, chị em cần tìm hiểu kỹ trong việc sử dụng cốc nguyệt san. Bởi việc đưa và lấy cốc nguyệt san vào ra khỏi âm đạo gặp nhiều khó khăn. Vì thế, chị em nên chọn loại cốc nguyệt san phù hợp với mình.
Các tìm kiếm liên quan đến Kinh nguyệt là gì?
Máu kinh nguyệt là gì
Chu kỳ kinh nguyệt là gì
Kinh nguyệt là gì
Cơ chế kinh nguyệt
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Máu kinh nguyệt chảy ra từ đâu
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt