Ngày đăng: 15/09/2020, Update: 15/09/2020 Vào lúc: 2:08 sáng
home Tin sức khỏe Bệnh trĩ sau sinh : Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị tại nhà

Bệnh trĩ sau sinh : Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị tại nhà

Bệnh trĩ sau sinh là hiện tượng phổ biến mà hầu hết bà mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải. Vậy nguyên nhân gây trĩ sau sinh là gì? chữa trĩ sau sinh như thế nào?. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích về vấn đề này.

Bệnh trĩ sau sinh

Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh

Mang thai, sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng và cao cả của mỗi người phụ nữ. Đã là phụ nữ thì ai cũng mong chờ được làm điều tuyệt vời này.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, sinh con và sau sinh con. Cơ thể, tính cách của người mẹ sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ. Điều này khiến cho nhiều người lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng bất an.

Sau sinh tỷ lệ  thai phụ bị mắc bệnh trĩ khá là nhiều. Điều này khiến cho các mẹ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là những lúc đi tiểu tiện và đại tiện. Cảm giác đau nhức khó chịu khiến cho các mẹ cảm thấy hoang mang lo lắng về mức độ nguy hại của bệnh cũng như nguyên nhân khiến mình bị mắc bệnh trĩ.

Theo như nhận định từ các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, việc sản phụ bị trĩ sau khi sinh con đa số do các nguyên nhân như:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh

  • Sau khi sinh con, tử cung của thai phụ mở to khiến cho tĩnh mạch ở vùng chậu và các tĩnh mạch xung quanh phải chịu áp lực. Máu huyết ở nửa dưới không lưu thông được mà bị ứ trệ lại. Đồng thời các tĩnh mạch bên dưới tử cung lại bị giãn ra làm cho tĩnh mạch trực tràng bị giãn rộng. Tạo điều kiện cho các búi trĩ xuất hiện. Các búi trĩ này có thể bị sa ra ngoài và không thể co lại được.
  • Hầu hết phụ nữ sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu sống tầng sinh môn. Các  mạch máu ở hậu môn cũng bị khâu lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh thường bị trĩ.
  • Thực tế, có rất nhiều bà mẹ bỉm sữa sau sinh thường bị chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Hoặc vùng hậu môn thường xuyên bị ngứa ngáy khó chịu, có khối thịt nhỏ bị lồi ra. Tuy nhiên vì kiến thức không có, hơn nữa lại chủ quan cho nên không điều trị. Để hiện tượng này kéo dài khiến bệnh ngày một nặng hơn.
  • Trong thời kì mang thai, lượng hormone trong cơ thể của thai phụ có nhiều sự biến đổi. Nhất là hormone progesterone tăng cao đã khiến cho tĩnh mạch dễ bị sưng tấy hoặc làm giảm nhu động ruột gây táo bón. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn ở phụ nữ sau sinh.
  • Sau khi sinh, thai phụ cần phải có một khoảng thời gian nhất định để cơ thể phục hồi. Vì thế, việc nằm hay ngồi quá nhiều sau sinh cũng không tốt cho sản phụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các mẹ sau sinh thường bị trĩ.
  • Ngoài ra, phụ nữ sau sinh phải ăn kiêng nhiều thứ, lại phải uống thêm một số loại thuốc bổ như sắt… sẽ khiến cơ thể bị nóng và dễ gây táo bón. Táo bón là một trong những bệnh lí có khả năng gây ra bệnh trĩ khá là cao.

Biểu hiện của bệnh trĩ sau sinh

Sau sinh một thời gian nếu như chị em thấy khu vực hậu môn của mình có một số dấu hiệu sau đây. Chị em cần phải nhanh chóng đi thăm khám. Bởi đây là dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh:

Bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện

Bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện

Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Tuy nhiên, chị em thường không mấy để ý. Thông thường khi đi đại tiện chị em sẽ thấy máu lẫn trong phân, phân khô và cứng.

Hiện tượng này nếu như để lâu, tình trạng chảy máu hậu môn sẽ ngày một nghiêm trọng. Máu không chỉ còn lẫn trong phân. Mà nó có thể chảy thành giọt hay chảy theo tia.

Nếu như bệnh chuyển biến nặng. mỗi khi đứng hay ngồi nhiều thì máu ở hậu môn cũng sẽ chảy ra.

Đau hậu môn sau khi đại tiện

Đau hậu môn sau khi đại tiện

Triệu chứng tiếp theo của bệnh trĩ sau sinh đó là sản phụ sẽ cảm thấy bị đau đớn hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Nhất là khi bị táo bón hay bị tiêu chảy.

Ngoài ra, chị em còn có cảm giác vùng hậu môn của mình bị ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu. Khiến cho sản phụ gặp vô số những khó khăn, bất tiện trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ

Đây là dấu hiệu thường gặp ở những sản phụ bị trĩ ngoại, bệnh đang ở mức độ nặng.

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn với mức độ tăng dần theo tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài, có kích thước khá nhỏ như hạt đậu, không gây đau khi đại tiện và có thể tự co lại thì đây là bệnh trĩ cấp độ 1, 2. Nói chung dấu hiệu bệnh trĩ ở giai đoạn này không rõ rệt và ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
  • Nếu búi trĩ sa ra ngoài không co lại được, khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, rất khó chịu. Đặc biệt ngay cả khi làm việc nặng, đứng nhiều một chỗ búi trĩ cũng xa xuống gây khó chịu thì có thể là triệu chứng sa trĩ cấp độ 3.

Bệnh trĩ nếu như không được điều trị sớm sẽ gây viêm loét vùng kín cho sản phụ. Khiến sản phụ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, để phòng tránh các biến chứng do bệnh trĩ sau sinh gây ra.

Ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng nêu trên, chị em cần phải nhanh chóng đi thăm khám càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà. Nên điều trị theo bác sĩ chuyên khoa để xử trí kịp thời khi bệnh chuyển sang mức độ nặng.

Bệnh trĩ sau sinh có chữa được không?

Bệnh trĩ sau sinh có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn- Trực tràng: Bệnh trĩ sau sinh nếu như được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên trên thực tế, sau khi sinh cơ thể của sản phụ cần phải có một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Hơn nữa do tâm lý chủ quan cho nên các sản phụ thường điều trị bệnh khi bệnh đã ở mức độ nặng.

Vì thế, để điều ngăn chặn sự phát triển của bệnh trĩ, cũng như điều tị dứt điểm bệnh không bị tái phát. Ngay khi bản thân xuất hiện các triệu chứng nêu trên. Chị em cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh an toàn và hiệu quả

Tùy vào từng mức độ của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng thuốc Tây

Hiện nay, thuốc để chữa bệnh trĩ gồm có thuốc uống, thuốc bôi và thuốc nhét vào hậu môn. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho sản phụ cũng như không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Sản phụ cần được tư vấn, hướng dẫn và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa kê đơn cho.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau dạng uống kèm theo để điều trị bệnh trĩ.

Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn  có thể xảy ra. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như nguồn sữa để nuôi con nhỏ. Vì vậy, sản phụ cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc điều trị táo bón

Thuốc điều trị táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh.

Vì thế, khi sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh trĩ trong trường hợp này. Người bệnh nên dùng thuốc tạo khối phân và tránh sử dụng các loại thuốc nhuận tràng và thuốc xổ. Bởi đây là một trong những  loại thuốc có khả năng làm tăng các triệu chứng của bệnh trĩ.

Thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn

Thường áp dụng cho sản phụ bị trĩ ở mức độ nặng. Công dụng của thuốc là chống viêm nhiễm.

Tuy nhiên, đặt thuốc nào, liều lượng ra sao?. Sản phụ cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý đặt thuốc để tránh trường hợp sử dụng sai thuốc khiến vùng hậu môn bị tổn thương.

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ sau sinh

Chữa bằng rau diếp cá

Chữa bằng rau diếp cá

Trong rau diếp cá có chứa chất kháng khuẩn, sát chùng chống viêm loét rất tốt nên sẽ rất hiệu quả khi áp dụng trong việc khắc phục tình trạng bị trĩ.

Sản phụ có thể ăn sống mỗi ngày, hoặc rửa sạch cho thêm chút muối giã nhuyễn để đắp lên búi trĩ. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu với nước để xông hậu môn.

Điều trị bằng củ ấu

Điều trị bằng củ ấu

Sản phụ có thể  lấy vỏ củ ấu rồi sấy khô. Tiếp theo đốt tồn tính và tán thành bột mịn.

Khi sử dụng người bệnh nên trộn đều bột này với dầu mè để tạo thành hỗn hợp dùng bôi hoặc đắp lên vùng hậu môn.

Mỗi ngày sẽ đắp khoảng 3- 4 lần.

Chữa từ các cây cỏ

Chữa từ các cây cỏ

Lấy cỏ ngẫu tiết, cỏ mực, cỏ bồ hoàng và trắc bá diệp sau đó rửa sạch sẽ rồi sao đen tất cả các loại cỏ trên.

Để chữa bệnh trĩ, lấy các loại cỏ trên ( đã được sao đen) ra sắc rồi uống, người bệnh lưu ý là uống thuốc trước bữa ăn khoảng nửa tiếng.

Nên kiên trì thực hiện sẽ chữa khỏi được bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y

Theo đông y, bệnh trĩ là căn bệnh hình thành do khí huyết bị tắc ứ từ đó khiến các tĩnh mạch hậu môn bị giãn nở quá mức. Do đó, để có thể chữa được bệnh trĩ thì sản phụ cần phải sử dụng các thành phần có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau

Bài thuốc 1:

Bài thuốc 1:

Người bệnh sẽ sử dụng kết hợp các vị thuốc Bắc như sinh địa, huyền sâm, trác bách diệp, cỏ mực, hoa hòe, kinh giới.

Đầu tiên các bạn sao đen kinh giới và hoa hòe, đối với cỏ mực và bách diệp thì chỉ cần sao qua.

Tiếp theo các bạn cho tất cả các nguyên liệu này vào ấm để sắc uống.

Bài thuốc 2

Bài thuốc 2

Bài thuốc này là sự kết hợp của các vị thuốc như bạch truật, sài hồ, kinh giới, đẳng sâm, hoàng kỳ, đương quy, thăng ma, hoa hòe.

Người bệnh hãy sao đen tất cả các vị thuốc này rồi đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3

Bài thuốc 3

Đây là bài thuốc dùng để ngâm rửa hậu môn. Để xông hậu môn, các bạn cần chuẩn bị các vị thuốc Đông y như:  hoa kinh giới, phèn phi, ngũ vị tử, kim ngân hoa, hoàng bá.

Đầu tiên các bạn cho kinh giới, ngũ vị tử, hoàng bá, kim ngân hoa vào đun cùng 1 lít nước, đến khi còn khoảng 700ml thì cho phèn vào đun sôi 1 lúc rồi tắt bếp.

Đợi khi nước ấm đủ dùng thì hãy mang ra ngâm rửa hậu môn.

Các biện pháp phòng tránh bệnh trĩ tái phát

Các biện pháp phòng tránh bệnh trĩ tái phát

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Sản phụ cần lưu ý đến các vấn đề sau để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại:

Bổ sung chất xơ

Sản phụ sau sinh cần phải  ăn nhiều rau xanh, củ, quả, ngũ cốc,… Nhằm ngăn ngừa táo bón, tránh bệnh trĩ phát triển.

Uống nhiều nước

Một ngày trung bình uống 2 lít nước, có thể là nước hoa quả, sinh tố rau, củ, nước canh, … có tác dụng nhuận tràng, mềm phân.

Không đứng ngồi quá lâu

Sản phụ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh tạo áp lực lên ổ bụng và hậu môn, làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh trĩ.

Tránh các chất kích thích

Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước uống có cồn,… bởi đây là các chất vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ. Lại không tốt cho nguồn sữa mẹ.

Tập thể dục thường xuyên

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi sinh các mẹ không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút bằng việc đi bộ. Điều này sẽ giúp các sản phụ vừa tăng cường sức khỏe lại giúp điều hòa khí huyết lưu thông, ngăn ngừa bệnh trĩ.

Lời kết

Trên đây Hoanluu Blog đã chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ sau sinh mà chị em có thể tham khảo. Tuy nhiên, bệnh trĩ sau sinh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy rất khó lường. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân của mình và bé. Ngay khi có các dấu hiệu về bệnh trĩ, các mẹ nên thăm khám và điều trị ngay.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ sau sinh

Hình ảnh trĩ sau sinh

Cách chữa trĩ sau sinh tại nhà

Kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh

Thuốc bôi trĩ sau sinh

Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh

Thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ cho con bú

Có mẹ nào bị trĩ sau sinh không

Chữa trĩ sau sinh webtretho

Ngày đăng: 15/09/2020, Update: 15/09/2020 Vào lúc: 2:08 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.