Ngày đăng: 10/10/2020, Update: 10/10/2020 Vào lúc: 3:15 sáng
home Tin sức khỏe Bệnh viện Nguyễn Trãi : Số điện thoại, bảng giá, bác sĩ, quy trình khám chữa

Bệnh viện Nguyễn Trãi : Số điện thoại, bảng giá, bác sĩ, quy trình khám chữa

Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về bệnh viện Nguyễn Trãi, bao gồm bệnh viện Nguyễn Trãi ở đâu? Danh sách bác sĩ bệnh viện Nguyễn Trãi, quy trình khám bệnh, bảng giá bệnh viện Nguyễn Trãi… Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc bỏ túi một số kinh nghiệm khi thăm khám tại đây.

Đôi nét về bệnh viện Nguyễn Trãi

Bệnh viện Nguyễn Trãi

Bệnh viện Nguyễn Trãi tiền thân là Y viện Phước Kiến được thành lập bởi cộng đồng người Hoa vào năm 1909. Được biết, Y viện được hoạt động và chữa bệnh theo phương pháp Đông y.

Đến năm 1959, Y viện được mở rộng thêm diện tích, hoạt động và chữa bệnh dựa trên phương pháp Âu – Mỹ. Lúc này, Y viện cũng đổi tên thành bệnh viện Phước Kiến. Đến năm 1978 mới đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi.

Đến nay, bệnh viện Nguyễn Trãi được xếp vào danh sách bệnh viện loại I với quy mô 800 giường bệnh. Tiếp nhận 1000 lượt khám và điều trị ngoại trú, 600 lượt khám và điều trị nội trú, 200 ca cấp cứu.

Với mong muốn mang đến chất lượng dịch vụ khám chữa tốt nhất, giúp người bệnh nhan chóng phục hồi sức khỏe. Bệnh viện Nguyễn Trãi không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị điều trị. Đồng thời, chú trọng phát triển đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu y đức.

Chính vì thế, bệnh viện Nguyễn Trãi đã nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân khu vực TPHCM nói riêng, khu vực phía Nam nói chung.

Địa chỉ bệnh viện Nguyễn Trãi ở đầu?

Địa chỉ bệnh viện Nguyễn Trãi ở đầu?

Bệnh viện Nguyễn Trãi ở đâu? Địa chỉ của bệnh viện Nguyễn Trãi tại số 314 Nguyễn Trãi, Phường 8, quận 5, TPHCM. Bên cạnh làm việc trong khung giờ hành chính, bệnh viện còn triển khai khám bệnh ngoài giờ như sau:

  • Giờ hành chính (từ thứ 2- thứ 6): Sáng từ 7h30 -11h, chiều từ 13h30 – 16h.
  • Làm việc ngoài giờ (Thứ 7): Sáng từ 7h30- 11h, chiều bệnh viện không làm việc
  • Riêng khoa cấp cứu, bệnh viện làm việc 24/24h tất cả các ngày bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật.

Số điện thoại bệnh viện Nguyễn Trãi

Hiện nay, bạn đọc có thể liên hệ với bệnh viện qua nhiều phương thức:

  • Số điện thoại:  (08) 39 235 020
  • Email: bv.nguyentrai@bv.nguyentrai.gov.vn
  • Facebook: BV Nguyễn Trãi
  • Website: bvnguyentrai.org.vn

Danh sách bác sĩ bệnh viện Nguyễn Trãi

Danh sách bác sĩ bệnh viện Nguyễn Trãi

Như vừa chia sẻ ở trên, bệnh viện Nguyễn Trãi hội tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tậm tâm với người bệnh. Hầu hết, các bác sĩ đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, phải kể đến danh sách bác sĩ giỏi sau:

  • Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Văn Tiến – Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Phan Thanh Vũ – Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga – Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi.
  • Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu – Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi.
  • Bác sĩ Trương Thị Mai Hương – Trưởng khoa Tim mạch 3.
  • Bác sĩ Phan Hữu Phước – Trưởng khoa Lão.
  • Bác sĩ Lê Tấn Lợi – Phó khoa Lão.
  • Bác sĩ Hồ Ngọc Điệp – Phó khoa Ngoại
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Quang Quỳnh Trâm.
  • Bác sĩ Lý Thị Thu Vân – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu.
  • Bác sĩ Trương Thị Ánh Mai – Trưởng khoa Nội thận -Tiết niệu
  • Bác sĩ Nguyễn Trung Dũng – Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Ngoại.
  • Bác sĩ Vũ Văn Hoàng – Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Tiết niệu.
  • Bác sĩ Nguyễn Đình Mỹ – Bác sĩ điều trị công tác tại Khoa Tai Mũi Họng.
  • Bác sĩ Nguyễn Bá Mạnh Vinh – Bác sĩ điều trị làm việc tại khoa Tim mạch 3.
  • Bác sĩ Nguyễn Bá Quốc Vinh – Bác sĩ điều trị làm việc tại khoa Nội tiết
  • Bác sĩ Nguyễn Mỹ Bảo Anh – Bác sĩ điều trị làm việc tại khoa Cơ Xương Khớp.
  • Bác sĩ Nguyễn Từ Kim Thanh – Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Khám bệnh.
  • Điều dưỡng, Cử nhân Nguyễn Khắc Tuấn – Phó phòng Điều dưỡng.
  • Điều dưỡng, Cử nhân Hồ Thị Bích Hoàng – Trưởng phòng Điều dưỡng.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất

Ngoài ưu điểm về nhân lực, bệnh viện Nguyễn Trãi còn có hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến. Nhằm hỗ trợ đắc lực cho quá trình thăm khám, chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn.

Một số máy óc, thiết bị tiên tiến tại bệnh viện phải kể đến như:

  • Máy chạy thận nhân tạo.
  • Máy tạo nhịp tim.
  • Máy phá rung.
  • Hệ thống hỗ trợ thở
  • Máy chụp X – quang kỹ thuật số.
  • Hệ thống siêu âm tim phổi.
  • Hệ thống siêu âm trắng đen 2D.
  • Hệ thống siêu âm màu 4D.
  • Hệ thống siêu âm tai mũi họng.
  • Hệ thống siêu âm dạ dày
  • Hệ thống siêu âm đầu dò
  • Máy siêu âm Doppler màu tim.
  • Máy CT Scanner
  • Máy đốt điện cao tần.
  • Hệ thống xét nghiệm sinh hóa.
  • Máy gây mê.

Các chuyên khoa của bệnh viện Nguyễn Trãi

Bệnh viện Nguyễn Trãi là bệnh viện Đa khoa hạng I, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho người dân tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Tại đây, hiện nay triển khai khám và điều trị các bệnh lý sau:

Các chuyên khoa của bệnh viện Nguyễn Trãi

Khoa Lâm sàng:

  • Khoa Tim mạch 1;
  • Khoa Tim mạch 2;
  • Khoa Tim mạch 3;
  • Khoa Tim mạch can thiệp;
  • Khoa Điện Tim;
  • Khoa Hô hấp;
  • Khoa Cấp cứu hô hấp;
  • Khoa Nhiễm;
  • Khoa Tiêu hóa;
  • Khoa Nội tiết;
  • Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức;
  • Khoa Hồi sức cấp cứu – Chống độc;
  • Khoa Ngoại 1A;
  • Khoa Ngoại 1B;
  • Khoa Thận tiết niệu;
  • Khoa Cơ Xương Khớp;
  • Khoa Mắt;
  • Khoa Khám bệnh;
  • Khoa Cấp cứu;
  • Khoa Răng Hàm Mặt;
  • Khoa Tai Mũi Họng;
  • Khoa Giải phẫu bệnh;
  • Khoa Y học Cổ truyền;
  • Lão khoa;
  • Khoa Thần kinh;
  • Khoa Nội tổng hợp 1
  • Khoa Nội tổng hợp 2.

Khoa cận lâm sàng:

  • Khoa Nội soi;
  • Khoa Xét nghiệm;
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
  • Khoa Siêu âm;
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
  • Khoa Dinh dưỡng.

Mặc dù các chuyên khoa của bệnh viện hoạt động riêng lẻ. Tuy nhiên, vẫn liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình khám và điều trị cho người bệnh.

Quy trình thăm khám tại bệnh viện Nguyễn Trãi

Bệnh viện Nguyễn Trãi có triển khai khám bệnh có BHYT, không BHYT và khám theo yêu cầu. Mỗi hình thức thăm khám sẽ có quy trình khám khác nhau.

Khám chữa bệnh có BHYT

Khám chữa bệnh có BHYT

Với những bệnh nhân có thẻ BHYT, quy trình khám sẽ diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người bệnh di chuyển vào bàn tiếp nhận để lấy số thứ tự tự động.
  • Bước 2: Sau đó, di chuyển đến quầy tiếp đón để xuất trình thẻ BHYT, giấy CMND, giấy tờ tùy thân (đối với bệnh nhân cấp cứu hoặc chuyển tuyến). Với bệnh nhi, phụ huynh cần xuất trình giấy khai sinh, hộ khẩu để nhân viên làm thủ tục.
  • Bước 3: Người bệnh đến khu tiếp nhận để nộp sổ, thẻ BHYT, lấy số thứ tự. Sau đó, nhận thẻ BHYT bản chính.
  • Bước 4: Người bệnh đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế chờ đợi đến lượt thì vào phòng khám.
  • Bước 5: Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng cho người bệnh.
  • Bước 6: Trường hợp bác sĩ không chỉ định khám cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ nhận toa thuốc và lịch tái khám từ khác sĩ. Sau đó, đến khu tiếp nhận để nộp sổ và toa thuốc. Đóng phí chênh lệch tại phòng thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc. Đến quầy phát thuốc BHYT để nhận thuốc theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Bước 7: Nếu có chỉ định khám cận lâm sàng, bệnh nhân đến phòng thu phí để đóng tiền cận lâm sàng. Tiếp đến, bệnh nhân di chuyển đến phòng cận lâm sàng để thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ. Người bệnh chờ và nhận kết quả khám cận lâm sàng, cầm kết quả đến phòng khám bác sĩ ban đầu.
  • Bước 8: Trường hợp không cần nhập viện, bệnh nhân sẽ nhận toa thuốc và lịch táo khám từ bác sĩ. Đến khu tiếp nhận để nộp sổ và toa thuốc. Di chuyển đến phòng thu phí để đóng tiền chênh lệch (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc. Đến quầy phát thuốc BHYT để nhận thuốc theo hướng dẫn.
  • Bước 9: Nếu có chỉ định nhập viện, người bệnh đến khu tiếp nhận để làm thủ tục nhập viện.

Quy trình khám không có BHYT

Còn với những bệnh nhân không có thẻ BHYT, quy trình khám bệnh sẽ diễn ra theo các bước sau.

  • Bước 1: Người bệnh đến bàn tiếp nhận để lấy số thứ tự.
  • Bước 2: Đến bàn hướng dẫn mua sổ khám bệnh.
  • Bước 3: Di chuyển vào khu tiếp nhận để nộp sổ đăng ký khám bệnh, lấy số thứ tự và đóng phí khám tại phòng thu phí.
  • Bước 4: Người bệnh đến phòng khám bệnh, ngồi ghế và chờ đợi đến số thứ tự.
  • Bước 5: Vào phòng bác sĩ để tiến hành khám lâm sàng.
  • Bước 6: Nếu không có chỉ định khám cận lâm sàng, người bệnh sẽ nhận đơn thuốc và lịch tái khám (nếu có). Đến quầy thuốc để mua thuốc.
  • Bước 7: Trường hợp bác sĩ chỉ định khám cận lâm sàng, người bệnh đến quầy thu phí để đóng tiền. Sau đó, đến phòng cận lâm sàng để thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ. Tiếp đến, nhận kết quả và quay lại phòng khám bác sĩ chuyên khoa ban đầu.
  • Bước 8: Nếu không phải nhập viện, người bệnh nhận đơn thuốc và lịch tái khám. Di chuyển đến quầy thuốc để mua thuốc và ra về.
  • Bước 9: Trường hợp phải nhập viện, bệnh viện đến khu tiếp nhận để làm thủ tục.

Quy trình khám bệnh tại khu khám và điều trị theo yêu cầu

Quy trình khám bệnh tại khu khám và điều trị theo yêu cầu

Ngoài khám BHYT và không BHYT, bệnh viện Nguyễn Trãi còn triển khai khám và điều trị theo yêu cầu. Quy trình khám bệnh diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người bệnh đến bàn tiếp nhận để lấy số thứ tự.
  • Bước 2: Di chuyển đến bàn hướng dẫn để mua sổ khám bệnh.
  • Bước 3: Đến khu tiếp nhận để nộp sổ đăng ký khám bênh, lấy số thứ tự và đóng phí khám tại tầng 2.
  • Bước 4: Đến phòng bác sĩ, ngồi chờ đến lượt thì vào phòng khám.
  • Bước 5: Khi đến lượt, vào phòng bác sĩ để khám lâm sàng.
  • Bước 6: Nếu bệnh nhân không có chỉ định khám cận lâm sàng, bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có). Đến quầy dược BHYT ở tầng 2 để đóng tiền chênh lệch và nhận thuốc.
  • Bước 7: Trường hợp bác sĩ chỉ định khám cận lâm sàng, bệnh nhân đến phòng thu phí để đóng tiền. Tiếp đến, đến phòng cận lâm sàng để thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ. Người bệnh chờ lấy kết quả, sau đó di chuyển đến phòng khám ban đầu.
  • Bước 8: Nếu không nhập viện, bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám. Đến quầy dược BHYT tầng 2 để đóng tiền chênh lệch và nhận thuốc, sau đó có thể ra về.

Hình thức thanh toán có thẻ BHYT tại bệnh viện Nguyễn Trãi

Hình thức thanh toán có thẻ BHYT tại bệnh viện Nguyễn Trãi

Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Trãi có triển khám bệnh có BHYT nhằm giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hình thức này không áp dụng cho những bệnh nhân dưới đây:

  • Bệnh nhân đã được ngân sách nhà nước chi trả.
  • Thăm khám sức khỏe.
  • Chữa cận thị, khúc xạ.
  • Điều dưỡng, tĩnh dưỡng.
  • Đối tượng thẩm định dịch vụ y học.
  • Sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng.
  • Thí nghiệm lâm sàng, nghiên cứu công nghệ…

Với dịch vụ khám BHYT, bệnh viện có 2 mức độ được hưởng BHYT như sau:

  • Hưởng 30% phí bảo hiểm đối với những bệnh nhân trái tuyến.
  • Mức 80%, 95%, 100% đối với bệnh nhân đúng tuyến (tùy vào diện bệnh, mức độ đóng bảo hiểm mà sẽ hưởng chế độ phù hợp).

Chi phí bảng giá thăm khám tại bệnh viện Nguyễn Trãi

Chi phí bảng giá thăm khám tại bệnh viện Nguyễn Trãi

Khám bệnh tại bệnh viện Nguyễn Trãi có đắt không? Được biết, chi phí các hạng mục ở đây được niêm yết công khai, rõ ràng. Hơn nữa, bảng giá được đưa ra theo đúng quy định của Bộ y tế nên chi phí phù hợp với nhiều đối tượng.

Người bệnh có thể tham khảo bảng giá của một số hạng mục dưới đây để có sự chuẩn tài chính tốt nhất.

Bảng giá khám bệnh:

Dịch vụ Đơn vị Chi phí (VNĐ) Ghi chú
Bệnh viện hạng đặc biệt Lần 37.000
Bệnh viện hạng I Lần 37.000
Bệnh viện hạng II Lần 33.000
Bệnh viện hạng III Lần 29.000
Bệnh viện hạng IV Lần 26.000
Trạm y tế xã Lần 26.000
Hội chẩn với chuyên gia để xác định ca bệnh khó Lần 200.000 1 chuyên gia/ca

Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh

Bảng giá khám bệnh theo yêu cầu

Dịch vụ Đơn vị Chi phí (VNĐ) Ghi chú
Khám bệnh theo yêu cầu Lần 150.000 Lầu 2 khu khám bệnh
Khám chọn bác sĩ Lần 100.000 Nội trú, ngày thường
Khám bệnh thứ Bảy và Chủ Nhật Lần 150.000
Thay băng thứ Bảy và Chủ Nhật Lần 125.000

Bảng giá siêu âm

Dịch vụ Đơn vị Chi phí (VNĐ) Ghi chú
Thực hiện siêu âm Lần 38.000
Thực hiện siêu âm và đo trục nhãn cầu Lần 70.600
Thực hiện siêu âm siêu âm trực tràng, siêu âm đầu dò âm đạo Lần 176.000
Thực hiện siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu Lần 211.000
Thực hiện siêu âm Doppler màu tim và cản âm Lần 246.000
Thực hiện siêu âm tim gắng sức Lần 576.000
Thực hiện siêu âm Doppler màu tim 4D (3D real time) Lần 446.000 Chỉ áp dụng đối với những trường hợp có chỉ định thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch
Thực hiện siêu âm trong lòng mạch hoặc đo dự trữ lưu lượng động mạch vành Lần 1.970.000 Chưa bao gồm bộ đầu dò siêu âm, bộ dụng cụ đo dự trữ lưu lượng động mạch vành và các dụng cụ đưa vào lòng mạch
Thực hiện siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu qua thực quản Lần 794.000

Bảng giá giường bệnh

Dịch vụ Đơn vị Chi phí bệnh viện hạng đặc biệt (VNĐ) Chi phí bệnh viện hạng I (VNĐ) Chi phí bệnh viện hạng II (VNĐ) Chi phí bệnh viện hạng III (VNĐ) Chi phí bệnh viện hạng IV (VNĐ) Ghi chú
Ngày điều trị hồi sức tích cực (ICU), ghép tạng, ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc Ngày 687.100 615.000 522.000
Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu,
chống độc
Ngày 401.300 373.900 287.800 249.400 221.200

Ngày giường bệnh Nội khoa

Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô
hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch,
Tâm thần, Thần kinh, Nhi, Tiêu hoá,
Thận học, Nội tiết, Dị ứng
Ngày 208.000 194.900 159.100 141.500 126.100 Dị ứng: Đối với bệnh nhân dị ứng thuốc nặng: Stevens
Jonhson/ Lyell
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc bộ Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Ngày 208.000
Loại 2: Các Khoa: Cơ – Xương – Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai – Mũi – Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ – Sản không mổ; YHDT/ Phục hồi chức năng cho nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch
máu não, chấn thương sọ não
Ngày 189.600 175.400 135.100 124.300 110.600
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc bộ Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Ngày 189.600
Loại 3: Các khoa: YHDT, Phục hồi
chức năng
Ngày 158.500 146.000 111.900 101.900 94.000

Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng

Loại 1: Sau các phẫu thuật đặc biệt. Bỏng độ 3 – 4 trên 70% diện tích cơ thể Ngày 295.200 265.100 222.100
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc bộ Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Ngày 295.200
Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1;
Bỏng độ 3 – 4 từ 25 – 70% diện tích cơ thể
Ngày 262.700 241.400 192.700 168.700 150.200
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc bộ Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Ngày 262.700
Loại 3: Sau các phẫu thuật loại 2;
Bỏng độ 2 trên 30% diện tích cơ thể,
Bỏng độ 3 – 4 dưới 25% diện tích cơ thể
Ngày 226.900 210.100 171.200 149.300 131.200
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc bộ Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Ngày 226.900
Loại 4: Sau các phẫu thuật loại 3;
Bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích cơ thể
Ngày 204.600 188.400 147.400 127.100 114.700
Ngày giường trạm y tế xã Ngày 57.000 57.000 57.000 57.000 57.000
Ngày giường bệnh ban ngày Ngày Được tính bằng 0,3 lần giá ngày giường của các khoa và loại phòng tương ứng.

Lời kết

Trên đây Hoanluu blog đã tổng hợp một số thông tin về lịch làm việc, quy trình khám bệnh, bảng giá bệnh viện Nguyễn Trãi. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc bỏ túi kinh nghiệm khám bệnh tại đây.

Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy để lại câu hỏi DƯỚI ĐÂY

Tìm kiếm có liên quan

khoa tim mạch, bệnh viện nguyễn trãi

bệnh viện nguyễn trãi, phường 8, quận 5, hồ chí minh

bệnh viện nguyễn trãi, phường 7, quận 5, hồ chí minh

Bệnh viện Nguyễn Trãi ở đầu

Số điện thoại bệnh viện Nguyễn Trãi

Lượng bệnh viện Nguyễn Trãi

Lịch sử bệnh viện Nguyễn Trãi

Bảng giá bệnh viện Nguyễn Trãi

Ngày đăng: 10/10/2020, Update: 10/10/2020 Vào lúc: 3:15 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.