Ngày đăng: 13/06/2018, Update: 14/06/2018 Vào lúc: 6:59 sáng
home Viêm nhiễm, viêm nhiễm Nhiễm khuẩn đường tiết niệu­

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu­

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em; ở phụ nữ; ở nam giới có lây không; có nguy hiểm không; điều trị như thế nào?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu bạn có những biểu hiện bất thường về đường tiểu. Rất có thể bạn đã mắc phải bệnh lý về đường tiết niệu. Hãy ấn Tại đây để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ dẫn.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (hay còn gọi là viêm đường tiết niệu) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu. Như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu đều do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bé gái cao hơn 5 lần so với bé trai. Nguyên nhân là do niệu đạo nữ ngắn và gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, dịch trong tuyến tiền liệt ở các bé trai có nhiều chất diệt khuẩn nên nguy cơ nhiễm khuẩn cũng thấp hơn.

Chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu được xếp thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa do tính chất nguy hiểm của bệnh.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường có những biểu hiện như:

  • Sốt kéo dài, có khi sốt cao. Nhưng có 10-15% trường hợp không sốt mà thân nhiệt giảm
  • Trẻ quấy khóc nhiều
  • Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Nước tiểu bị đục, tiểu buốt, tiểu rắt

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ

Có khoảng 95% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu. Tỷ lệ mắc bệnh cao như vậy là bởi niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, chỉ khoảng từ 3-4cm. Nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu thường có biểu hiện: tiểu buốt và tiểu rắt, nước tiểu đục. Nước tiểu có màu hồng, mùi khai nồng. Thậm chí có cảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh Viêm đường tiết niệu khá cao. Do trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải. Chèn ép vào niệu quản và thận phải. Nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận. Hơn nữa, trong thời kỳ có thai, sự thay đổi về sinh lý nội tiết, dưới tác dụng của progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm. Nên thai phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn. Đó là những nguyên nhân dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới

Viêm đường tiết niệu không chỉ gặp ở nữ giới mà nam giới cũng dễ trở thành đối tượng của căn bệnh này. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới, chủ yếu là do biến chứng phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc hẹp niệu đạo gây ra. Bên cạnh đó, bệnh lậu cũng rất dễ gây biến chứng sang bệnh viêm đường tiết niệu.

Nam giới mắc viêm nhiễm đường tiết niệu thường có cảm giác buồn tiểu, tiểu đau, tiểu buốt. Nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít. Khi bệnh tiến triển nặng, có thể gây viêm thận, buồn nôn, nôn, đau lưng, ớn lạnh.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có lây không

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm đường tiết niệu không lây. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn lậu, chlamydia hoặc trichomonas… gây ra có thể lây lan. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.

Vì vậy, nếu chẳng may mắc bệnh, tốt hơn hết bạn nên đi khám sớm. Để bác sĩ khám, và tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó biết cách chữa trị và phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy hiểm không ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa quốc tế HCM. Viêm đường tiết niệu giai đoạn đầu sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu để bệnh tiến triển mạnh, thì sẽ xảy ra nhiều tác hại như:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt : Các triệu chứng viêm nhiễm khiến người bệnh đi tiểu buốt, tiểu rắt. Những cơn đau bụng âm ỉ, đôi lúc đột ngột, gây khó chịu cho người bệnh. Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Tổn thương đường tiết niệu : Khi bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, tiểu ra mủ, máu. Khiến cho niêm mạc bị tổn thương trầm trọng.
  • Ảnh hưởng đến sinh sản :  vùng viêm lan rộng, các vi khuẩn gây bệnh có thể tiêu diệt tinh trùng, trước khi chúng di chuyển vào gặp trứng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ thai.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

Để biết được phác đồ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiệu quả nhất. Người bệnh cần trực tiếp đi thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Để được kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó, để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Hiện nay có rất nhiều cách chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu được áp dụng như :

  • Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh, có tác dụng tiêu viêm, giải độc.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng vật lý trị liệu : Sử dụng sóng ngắn CSR ; hệ thống điều trị điện trường xâm lấn tối thiểu không đau,… nhằm tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh. Phục hồi vùng tổn thương một cách nhanh chóng.
  • Sử dụng phương pháp đông – tây y để chữa viêm đường tiết niệu : Bên cạnh liệu pháp của Tây y, người bệnh sẽ được dùng thêm thuốc Đông y. Vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh nhiệt giải độc để đào thải vi khuẩn cư trú tại đường tiết niệu. Vừa hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Hi vọng rằng, những thông tin vừa rồi, đã giúp người bệnh hiểu hơn về nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em; ở phụ nữ; ở nam giới có lây không; có nguy hiểm không; điều trị như thế nào? Nếu còn điều gì thắc mắc. Hãy chủ động liên hệ đến số 038 558 1111 – 0168. 558. 1111. Để được tư vấn cụ thể hơn.

Ngày đăng: 13/06/2018, Update: 14/06/2018 Vào lúc: 6:59 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.