Ngày đăng: 06/08/2020, Update: 06/08/2020 Vào lúc: 2:19 sáng
home Mẹ & Bé Thai nhi mấy tuần có tim thai? Những lưu ý mẹ bầu lên biết

Thai nhi mấy tuần có tim thai? Những lưu ý mẹ bầu lên biết

Thai nhi được mấy tuần có tim thai? Là câu hỏi mà rất nhiều chị em khi lần đầu làm mẹ mong đợi được nghe tim thai của con. Tim thai báo hiệu cho bố mẹ biết con vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu nhé!

Tim thai là gì?

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ.

Tim thai là gì?

Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành. Nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này được xem như là tim thai đã hình thành và phát triển.

Mấy tuần có tim thai? Những điều mẹ bầu nên biết

Mấy tuần có tim thai là một trong những kiến thức mẹ bầu nên biết. Trong chu kỳ thai nhi phát triển thì tim thai sẽ xuất hiện khá rõ.

Ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, bằng phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ bầu nghe được tim thai của con yêu. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai.

Mấy tuần có tim thai? Những điều mẹ bầu nên biết

Thời điểm này sẽ các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì lần đầu tiên được nghe thấy nhịp sống của con yêu trong cơ thể mình. Vì vậy, bạn đừng quên đưa chồng đi cùng vào phòng khám thai để tận hưởng giây phút hạnh phúc này!

Lưu ý, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được.

Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu. Cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Sau khi thử thai dương tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên lên lịch siêu âm thai sớm vào khoảng 7 1/2 đến 8 tuần của thai kỳ. Một số thực hành y tế không lên lịch siêu âm đầu tiên cho đến giữa 11 và 14 tuần.

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị quét này sớm nhất là 6 tuần nếu bạn:

  • Có một tình trạng y tế trước.
  • Đã bị sẩy thai.
  • Gặp khó khăn trong việc duy trì thai kỳ trong quá khứ.

Trong cuộc hẹn siêu âm đầu tiên của bạn, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra như sau:

  • Xác nhận mang thai khả thi, và kiểm tra thai không có thai hoặc thai ngoài tử cung.
  • Xác nhận nhịp tim của em bé.
  • Đo chiều dài từ đầu đến chân của bé, có thể giúp xác định tuổi thai.
  • Đánh giá thai kỳ bất thường.

Nhịp tim thai thế nào là bình thường?

Nhịp tim thai thế nào là bình thường?

Bên cạnh vấn đề mấy tuần có tim thai thì các mẹ cũng cần quan tâm tới nhịp tim thai của đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh quá ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.

Vào khoảng tuần thai 12 của thai kỳ, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng bình thường.

Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút. Nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

So với tim thai đập nhanh, mẹ cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu. Nếu ở tuần thứ 6-8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút.

Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Tùy theo nguyên nhân và tuổi thai mà bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai không?

Có thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai không?

Các mẹ thường hay rỉ tai nhau về những câu chuyện xung quanh thai kỳ. Rằng nhịp tim thai có thể dự đoán giới tính sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút (bpm) thì thai nhi là một bé gái, dưới 140 bpm thì là bé trai.

Tuy nhiên, sự thật là bạn không thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai được.

Tim của thai sẽ hình thành vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 bpm cho bé trai lẫn bé gái.

Nguyên nhân không có tim thai là gì?

Nguyên nhân không có tim thai là gì?

Thực tế, khá khó để xác định chính xác lý do phôi thai của bạn không có tim thai. Những nguyên nhân có thể là:

Do bị sảy thai

Nếu không phải do sai sót trong tính toán tuổi thai thì hầu hết trường hợp siêu âm không có tim thai là do sảy thai. Những nguyên nhân khiến bạn bị sảy thai cũng rất đa dạng.

Sảy thai tự nhiên

Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng nào về tình trạng nhịp tim thai đang đập bỗng dưng ngừng lại. Kết quả là em bé không còn mặc dù sức khỏe của mẹ rất tốt.

Còn lại 50% trường hợp sảy thai sớm là do bất thường nhiễm sắc thể, hỏng trứng, do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, bất thường trong phân chia tế bào.

Do sức khỏe mẹ không tốt

Bên cạnh nguyên nhân thai lưu thì thai 9 tuần chưa có tim thai còn xảy ra do ảnh hưởng từ sức khỏe của người mẹ, cụ thể là:

  • Mẹ có bệnh mãn tính như suy thận, suy gan, bệnh tim, bệnh lao, huyết áp cao…
  • Người mẹ mắc phải các hội chứng như thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, cường năng dương thận…
  • Trường hợp các mẹ bị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu ở mức độ càng nặng thì thai càng phát triển chậm hoặc suy thai, thai lưu càng cao.
  • Mẹ bị nhiễm vi rút ác tính, mẹ bị quai bị, sốt rét, giang mai.
  • Người mẹ có tuổi lớn hơn 40, tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển.

Do tác động bên ngoài

Tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài, cũng có thể là nguyên nhân gây tim thai ngừng đập, sảy thai, gồm:

  • Bị chấn thương.
  • Mẹ ốm bệnh, mắc các bệnh nhiễm trùng từ herpes, rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis…
  • Mẹ hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc lá, sử dụng ma túy, chất kích thích, uống rượu.
  • Stress kéo dài.
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại.

Cần làm gì nếu không thấy tim thai?

Cần làm gì nếu không thấy tim thai?

Nếu thai nhi chưa đến 7 tuần tuổi và không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo việc sảy thai. Có lẽ là bạn đã siêu âm quá sớm và vội vàng kết luận không có tim thai. Nếu vậy, bác sĩ sẽ hẹn bạn tới khám lại sau vài ngày hoặc một tuần để kiểm tra lại cho chính xác.

Khi siêu âm ở tuần thứ 6, do có thể ngày tính tuổi thai bị sai lệch nên chuyện chưa nghe thấy tim thai là hiển nhiên. Vì ngày rụng trứng có thể muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối của bạn. Hơn nữa, yếu tố về gen cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Dù vậy, nếu tuổi thai được tính chính xác nhưng vượt qua tuần thứ 8 mà bạn vẫn chưa thấy tim thai thì đó có thể là dấu hiệu thai lưu. Để khẳng định thai có chết lưu hay không, bạn có thể bằng cách thử beta HCG qua xét nghiệm máu.

Lời kết

Tóm lại mang thai là một quá trình vừa vất vả vừa có ý nghĩa trong cuộc đời cả bố lẫn mẹ. Quá trình mang thai khiến bố mẹ trưởng thành hơn để chuẩn bị tinh thần chào đón con yêu chào đời. Qua bài viết này của Hoanluu Blog chắc hẳn các bạn đã biết mấy tuần có tim thai rồi. Hãy áp dụng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp trên để kiểm tra tình trạng của bé yêu nhé.

Các tìm kiếm liên quan đến mấy tuần có tim thai

Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai

5 tuần có tim thai chưa

6 tuần chưa có tim thai

Dấu hiệu có tim thai

Thai 8 tuần chưa có tim thai

Nguyên nhân không có tim thai

Mẹ có cảm nhận được tim thai

Mấy tuần thì có phôi thai

Ngày đăng: 06/08/2020, Update: 06/08/2020 Vào lúc: 2:19 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.