Ngày đăng: 11/07/2018, Update: 19/07/2018 Vào lúc: 7:54 sáng
home Phụ khoa Khám phụ khoa như thế nào

Khám phụ khoa như thế nào

Khám bệnh phụ khoa như thế nào ? khám viêm nhiễm phụ khoa là khám những gì ? hay bác sĩ khám phụ khoa như thế nào? là câu hỏi của đa số chị em khi không may mắc phải căn bệnh quái ác này.

Khám phụ khoa như thế nào ?

Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao. Thì việc khám này diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết với chị em phụ nữ. cho dù chị em đã kết hôn hay chưa có gia đình. Đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng “quan hệ”.

Khám phụ khoa là gì

Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Xác định kích thước, vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng. Nhằm phát hiện những virut gây viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung….

Quy trình các bước khám phụ khoa

Để trả lời cho câu hỏi khám phụ khoa như thế nào. Các chuyên gia y tế cho biết, khám phụ khoa bao gồm các bước chính như; khám bụng, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng dụng cụ, xét nghiệm; chuẩn đoán và điều trị.

Khám phụ khoa như thế nào
Quy trình các bước khám phụ khoa như thế nào ?

Khám phụ khoa như thế nào – B1: Hỏi thông tin

Trước khi tiến hành bất cứ hoạt động thăm khám nào, bác sĩ sẽ hỏi bạn thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu của bệnh và tiểu sử bị bệnh của bản thân. Qua những thông tin ban đầu, bác sĩ sẽ quyết định các bước khám chi tiết tiếp theo.

Khám phụ khoa như thế nào – B2: Khám ngoài

Việc khám ngoài bao gồm việc quan sát và kiểm tra bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Quan sát vùng ngực xem có gì bất thường không.

Khám phụ khoa như thế nào – B3: Khám âm đạo

Đây là bước bác sĩ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo để quan sát thành âm đạo, cổ tử cung. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục. Dụng cụ này chỉ thực hiện ở những phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Với những bạn gái chưa quan hệ tình dục. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

Khám phụ khoa như thế nào – B4: Xét nghiệm dịch âm đạo

Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo. Việc này nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không?

Dịch âm đạo thường được lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

Khám phụ khoa như thế nào – B5: Khám tử cung

Để khám tử cung, bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò. Việc này để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng.

Khám phụ khoa như thế nào – B6: Xét nghiệm

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm. Các loại xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Khám phụ khoa như thế nào – B7: Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi đã kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất. Đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

Với các thông tin trên. Câu hỏi khám phụ khoa như thế nào chắc hẳn các chị em đã nhận được câu trả lời.

***Xem thêm bài viết : Chia sẻ 24 phòng khám phụ khoa tốt và uy tín ở TpHCM

Mỏ vịt khám phụ khoa

Khám phụ khoa như thế nào bằng mỏ vịt? Mỏ vịt là một loại thiết bị y tế được làm từ kim loại hoặc từ nhựa. Có cấu tạo gần giống như bơm kim tiêm. Việc sử dụng mỏ vịt trong quá trình thăm khám phụ khoa giúp bác sĩ quan sát các cơ quan sinh sản bên trong của nữ giới như âm đạo, cổ tử cung một cách rõ ràng hơn.

Mỏ vịt bằng kim loại

Hay còn gọi là mỏ vịt inox: Đây là loại mỏ vịt truyền thống, được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện hoặc phòng khám công lập. Nếu dụng cụ y tế này không được vô trùng vô khuẩn có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm của nữ giới bị nặng hơn, đồng thời có thể khiến chị em mắc các bệnh xã hội lây truyền khác.

Mỏ vịt bằng nhựa

Được sử dụng phổ biến tại các phòng khám tư nhân, bởi mức độ tiện lợi. Đây là một loại thiết bị y tế chỉ sử dụng được một lần vì thế mức độ an toàn tương đối cao. Đồng thời không gây cảm giác buốt lạnh làm co thắt cơ âm đạo giống như mỏ vịt được làm bằng inox.

Siêu âm đầu dò âm đạo

Khám phụ khoa như thế nào bằng siêu âm đầu dò âm đạo? Siêu âm đầu dò âm đạo là loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục. Bao gồm âm đạo,cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng,..Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 hoặc 3 inch vào ống âm đạo. Qua đó cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong, giúp xác định những bất thường. Và từ đó giúp chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.

Khám phụ khoa có đau không

Khám phụ khoa có đau không là thắc mắc của tất cả các chị em, khi lần đầu thực hiện khám phụ khoa. Các bác sĩ chuyên khoa và nhiều chị em đã trải qua thăm khám và điều trị phụ khoa đều khẳng định rằng, khám phụ khoa sẽ không gây ra đau đớn hay tổn thương gì nếu thực hiện đúng quy trình, và do các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, trực tiếp khám và điều trị.

Khám phụ khoa bao nhiêu tiền

Theo các  bác sĩ sản phụ khoa, chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản nổi bật sau:

Cơ sở y tế mà bạn lựa chọn để thăm khám phụ khoa

Mỗi cơ sở y tế sẽ có thể có những quy định về thăm khám bệnh khác nhau chính vì thế mà chi phí khám chữa bệnh cũng sẽ khác nhau.

Thông thường những cơ sở y tế đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của Sở y tế như có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại… thì mức chi phí sẽ cao hơn những cơ sở y tế yếu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và quy định của sở y tế.

Bác sĩ trực tiếp tiến hành khám phụ khoa

Nếu chị em lựa chọn các bác sĩ chuyên môn giỏi, có tiếng trong việc thăm khám và điều trị bệnh thì đây cũng là một trong những khoản phí mà chị em phải chi trả.

Mức chi phí điều trị bệnh

Trong trường hợp chị em mắc bệnh phụ khoa hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thì chị em sẽ phải trả thêm một khoản phí để điều trị những bệnh phụ khoa này.

Khám phụ khoa vào thời điểm nào

Về thời điểm khám phụ khoa tốt nhất thì các chuyên gia cho biết như sau: sau khi chu kì kinh nguyệt kết thúc được 3 ngày. Đây là thời điểm mà chị em nên đi khám phụ khoa và lấy đó làm mốc cho những lần khám phụ khoa định kì tiếp theo.

Chị em tuyệt đối không nên đi khám phụ khoa trong thời điểm hành kinh. Vì khi này cổ tử cung đang ở trạng thái mở rộng. Việc thăm khám bằng các dụng cụ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào dễ dàng hơn. Gây ảnh hưởng đến kết quả của việc chẩn đoán bệnh. Nếu như trong thời điểm sau hành kinh mà chị em cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tâm trạng không thoải mái thì cũng nên nên đi khám bệnh.

Lưu ý

Tuy nhiên, nếu chị em thấy có hiện tượng chảy máy âm đạo bất thường, dai dẳng. Hoặc đột nhiên ra lượng máu kinh lớn, kèm theo hiện tượng đau bụng, ngất, xuất hiện khối u… thì không cần phải đợi đến lúc hết chu kỳ kinh nguyệt mới khám, để tránh phải trì hoãn việc điều trị.

Trước khi khám phụ khoa cần làm gì

Bạn không biết trước khi khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì? và bạn sợ sẽ xảy ra thiếu sót gì. Vậy thì dưới đây sẽ là những điều cơ bản mà bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám phụ khoa:

– Không nên quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ .

– Không sử dụng thuốc đặt âm đạo trước 2 ngày.

– Chỉ nên đi khám phụ khoa sau khi đã sạch kinh từ 7- 10 ngày.

– Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch tẩy rửa trước 2 ngày.

– Nhịn ăn trước khi đi khám.

– Trang phục thuận tiện cho việc khám.

– Nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Đi khám phụ khoa nên mặc gì

Để thuận tiện trong quá trình thăm khám phụ khoa giữa bệnh nhân và bác sĩ. các chị em phụ nữ khi đi khám phụ khoa nên mặc gì?. Nên lựa chọn các trang phụ đơn giản thoải mái, có thể mặc váy đầm. Không nên mặc các loại trang phục rườm rà, áo liền quần, jumpsuit,…

Nếu bệnh nhân mặc trang phục không phù hợp. Hoặc mặc quần khi đi khám tổng quát phụ khoa thì các y tá sẽ yêu cầu bệnh nhân thay váy của bệnh viện để bác sĩ có thể kiểm tra dễ dàng.

Sợ đi khám phụ khoa

Không ít chị em sợ đi khám phụ khoa nên dù cơ thể có những bất thường cũng tự tìm cách khắc phục để rồi có những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản.

Do tâm lý

Có nhiều lý do khiến chị em ngại đi gặp bác sĩ phụ khoa. Nguyên nhân đầu tiên chính là tâm lý xấu hổ khi bác sĩ biết được căn nguyên gây ra những bất thường vùng kín.

Ngoài ra, sợ gặp phải người quen hoặc sợ mình bị bệnh nặng. Không có tiền chữa trị cũng là lý do khiến chị em ngại đến phòng khám phụ khoa.

Sợ gặp phải bác sĩ nam

Thêm một nguyên nhân khiến phái nữ ngại thăm khám phụ khoa nữa đó là sợ gặp bác sĩ nam. Có người sợ bác sĩ nam sẽ sàm sỡ, giở trò đồi bại. Hoặc nhiều người gượng đỏ mặt. Tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh không mấy tốt đẹp khi phải phô bày cơ quan sinh dục của mình trước mặt bác sĩ,…

Bạn nữ đừng quá lo lắng, với bác sĩ nam khám phụ khoa, họ làm đúng nhiệm vụ của mình. Và trong phòng khám lúc nào cũng có thêm y tá nữ.

Sợ mất trinh

Một số chị em sợ đi khám phụ khoa vì sợ việc thăm khám vùng kín sẽ rách màng trinh. Tuy nhiên, với những bạn gái chưa từng quan hệ tình dục. chỉ cần chủ động nói rõ với bác sĩ, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Soi tươi dịch âm đạo và khám ngoài vùng kín mà không ảnh hưởng bên trong.

Ngoài ra, khám phụ khoa chi phí cao, khám phụ khoa sẽ đau, khám phụ khoa ảnh hưởng đến thai nhi. … cũng là những lý do khiến chị em ngần ngại không muốn đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa.

Ngày đăng: 11/07/2018, Update: 19/07/2018 Vào lúc: 7:54 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.