Ngày đăng: 13/08/2018, Update: 12/09/2018 Vào lúc: 7:46 sáng
home Phụ khoa Thai vào tử cung có đau bụng không

Thai vào tử cung có đau bụng không

Có rất nhiều trường hợp chị em mới mang thai thắc mắc rằng: “Thai vào tử cung có đau bụng không? Dấu hiệu thai bám vào tử cung nhận biết như thế nào ?”. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chị em giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

Khi nào thai làm tổ trong tử cung

Bác sĩ của phòng khám đa khoa quốc tế cho biết, thời điểm thai vào tử cung ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Thường, quãng thời gian để thai di chuyển vào trong buồng tử cung là trong khoảng tuần thứ 2.

Sau khi được thụ tinh, trứng mất khoảng 6-9 ngày sau để bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung của mẹ và quá trình này cần từ 7-10 ngày để hoàn thành. Như vậy, tuy đã về tử cung từ rất lâu, nhưng trứng vẫn cần thời gian để phôi thai dính rễ và bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển kế tiếp.

Thai vào tử cung có đau bụng không ?

Thai vào tử cung có đau bụng không là thắc mắc của nhiều chị em mang thai lần đầu. Khi hợp tử di chuyển về làm tổ ở buồng tử cung có thể sẽ có hiện tượng đau lâm râm bụng dưới kèm theo một chút máu màu nâu hoặc đỏ nhạt, gọi là máu báo thai, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Nhưng chị em cần chú ý, nếu chỉ đau 1 bên bụng dưới ( trái hoặc phải), cảm giác đau nhói, ra máu âm đạo bất thường, thì cần phải đến bệnh viện phụ sản để khám và kiểm tra sớm vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm dưới đây.

thai vào tử cung có đau bụng không

Thai vào tử cung có đau bụng không

Giãn dây chằng

Dây chằng là bộ phận nối phần trước tử cung đến háng, sẽ kéo dài để hỗ trợ tử cung trong suốt thai kỳ. Đau dây chằng là hiện tượng phổ biến nhất trong 3 tháng giữ thai kỳ khi bụng đã lớn dần nhưng nó cũng có thể xảy ra từ khi mẹ có bầu tuần thứ 2 và những tháng đầu mang thai.

Các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng dưới và mở rộng đến vùng hông nhưng thường là cơn đau thoáng qua, chỉ kéo dài vài giây tại một thời điểm và sẽ nặng nề hơn khi mẹ ho, cười hoặc đứng ngồi đột ngột. Di chuyển chậm hoặc thực hiện các bài tập kéo giãn hàng ngày sẽ giúp giảm tối đa hiện tượng này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai do tử cung tăng kích cỡ sẽ chèn vào bàng quang khiến nước tiểu khó đi ra ngoài hơn. Các triệu chứng của bệnh này bao gồm đau bụng dưới (vùng bàng quang), đau khi đi tiểu và buồn tiểu thường xuyên.

Nhiễm trùng được tiết niệu nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng thận, dễ gây sinh non và em bé nhẹ cân. Vì vậy mẹ cần gặp bác sĩ sớm.

Sảy thai

Sảy thai sớm được định nghĩ là thai nhi chết trong 20 tuần đầu của thai kỳ và phổ biến hơn cả là trong 13 tuần đầu mang thai. Mặc dù chảy máu là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất của sảy thai nhưng đau bụng dưới cũng có thể xảy ra.

Cơn đau có thể tăng lên và có cảm giác như đau trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu của sảy thai khác có thể đi kèm là xuất huyết, đau lưng và khi nhận thấy mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Có thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung xảy ra khi thai nhi hình thành bên ngoài dạ con và tiếp tục phát triển. Mặc dù thai ngoài tử cung thường xảy ra tại các ống dẫn trứng nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, thai nhi lại phát triển trong buồng trứng hoặc cổ tử cung.

Thai ngoài tử cung sẽ không thể phát triển nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng thai ngoài tử cung bao gồm đau bụng dưới, đau lưng và chảy máu. Khi nhận thấy những dấu hiệu này. Chị em cần đến bệnh viện cấp cứu ngay đặc biệt là khi đau đột ngột và mạnh ở vùng bụng dưới vì đây có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ.

Dấu hiệu thai bám và làm tổ trong tử cung

Dấu hiệu thai đã vào tử cung rồi làm tổ ở đó thường chưa rõ rệt bởi lúc này mới đang là tuần thai thứ 2-3, chưa có nhiều sự thay đổi.

Trên thực tế, ở những mẹ bầu nhạy cảm, hay các chị em có thai lần đầu tiên và đang mong con. Nếu chú ý, chị em sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu thai đã vào tử cung như sau:

Hai bầu vú căng đau

Sau khi trứng thụ tinh làm tổ tại buồng tử cung. Nội tiết tố thai kỳ tăng cao, kích thích cho các ống tuyến vú phát triển, dãn ra để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Chị em sẽ cảm thấy căng đau 2 bầu vú. Dấu hiệu này sẽ giảm và hết trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dấu hiệu này xảy ra với mức độ nhẹ. Chị em có thể chịu đựng được mà không cần dùng thuốc.

Thân nhiệt tăng nhẹ

Do tác động nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ đặc biệt là Progesterone. Đó là nội tiết tố giúp cho thai phát triển nên làm cho thân nhiệt tăng từ 0,3 đến 0,5 độ C. Thân nhiệt tăng thường duy trì trong suốt thai kỳ. Chị em nên uống nhiều nước vào giai đoạn này.

Cơn nóng bất chợt

Một cơn nóng bất chợt khiến chị em đỏ mặt, cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Có thể kéo dài đến 50 phút là một trong những dấu hiệu đặc trưng xảy ra trong ngày thai làm tổ. Chị em có thể kết hợp dấu hiệu này với những dấu hiệu ở dưới để chắc chắn về tình trạng của mình.

Ra huyết âm đạo dịch nâu hay dịch hồng nhợt

Trong lúc làm tổ, phôi dâu cấy ghép vào niêm mạc tử cung của mẹ bầu gây ra chảy máu chỗ cấy ghép. Do lượng máu ít đọng lại, dưới tác động của co bóp tử cung sẽ tống máu ra buồng tử cung vào âm đạo. Lâu ngày máu đỏ trở thành dịch hồng nhợt hay huyết nâu hòa lẫn dịch ở cổ tử cung và dịch ở âm đạo. Khi có dấu hiệu trên chị em cũng không nên lo lắng. Chỉ cần nằm nghỉ ngơi, kiêng giao hợp.

Thử quick tick dương tính với que thử thai có 2 vạch đậm

Sau khi chậm kinh ngày thứ 9 trở đi. Vào sáng sớm khi chị em mới ngủ dậy. Chị em sẽ kiểm tra bằng cách dùng que thử thai nhúng vào nước tiểu. Sau 3 phút đọc kết quả trên thân que có 2 vạch đậm xuất hiện, có màu đỏ đậm ngang nhau. Vạch đỏ đầu tiên, khi nhìn ở trên, sẽ xuất hiện sớm nhất. Vạch đỏ này có giá trị tham chiếu, vạch đỏ thứ 2 ở dưới xác định chị em có thai. Khi vạch thứ 2 đậm ngang với vạch đỏ thứ nhất nói lên thai đã vào tử cung.

Mệt mỏi

Trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ tinh. Phôi sẽ báo hiệu tuyến yên trong não tắt chu kì kinh nguyệt và tiết ra hormone gonadotrophin (hCG). Từ đó, giúp cho nồng độ hormone progesterone và estrogen luôn ở mức cao. Giúp thai nhi sống sót và phát triển bình thường trong suốt thai kỳ. Sự thay đổi hormone đột ngột này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, một khi phôi đã cấy ghép vào thành tử cung, nó sẽ phát triển rất nhanh. Thông qua nhau thai, nó sẽ lấy dinh dưỡng, oxy từ người mẹ. Chính vì thế người mẹ sẽ cảm thấy có chút mệt mỏi.

Tiểu tiện liên tục

Rất nhanh sau khi thụ thai thì mẹ bầu sẽ cảm thấy mình buồn tiểu nhiều hơn bình thường.

Nhạy cảm đặc biệt với mùi

Mẹ bầu trở nên thính mũi hơn cũng là một trong những đáp án của câu hỏi thai vào tử cung có biểu hiện gì. Mẹ bầu thường trở nên nhạy cảm mùi hơn bình thường.

Sợ thức ăn

Mẹ bầu có thể bỗng dưng sợ một số món ăn mà mình yêu thích trước đây.

Buồn nôn và ói mửa

Thường trong những tuần đầu tiên của thai kỳ chị em chưa có dấu hiệu này. Nhưng ở một số chị em khác thì chúng lại đến sớm bất thường.

Chuột rút

Hiện tượng chuột rút cũng là một dấu hiệu thai đã vào tử cung. Chị em có thể cảm nhận thấy những cơn chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng. Hiện tượng này thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, chị em cũng cần tỉnh táo phân biệt hiện tượng chuột rút này với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu như tình trạng chuột rút làm chị em đau đớn và kéo dài. Hãy đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Tình trạng chuột rút kèm theo đau ở một bên hông thường liên quan đến hiện tượng thai ngoài tử cung.

Cách giúp thai vào tử cung

Chị em nghi ngờ thai vào tử cung muộn ? Đầu tiên chị em nên bình tĩnh và chờ đợi khoảng một tuần sau đó. Và đi siêu âm sẽ cho kết quả chính xác về vị trí thai nhi. Nếu quá thời gian trên mà thai chưa vào tử cung thì bạn nên đến khám bác sĩ. Vì có thể bạn bị mang thai ngoài tử cung hoặc đấy chỉ là dấu hiệu mang thai giả.

Đồng thời trong thời gian này, chị em cũng nên hạn chế di chuyển hay làm việc nặng. Đặc biệt tránh các động tác gây áp lực vùng bụng như gập người.

Ăn gì để thai nhanh vào tử cung

Mẹ bầu nên bắt đầu chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bốn nhóm chất dinh dưỡng chính không thể thiếu bao gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất xơ.

  • Chất bột đường có trong: gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến…
  • Chất đạm có trong: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Chất béo có trong: dầu, mỡ, lạc, vừng…
  • Vitamin và chất xơ có trong: rau xanh, hoa quả…
  • Mẹ bầu nên cung cấp năng lượng cho cơ thể từ 2.300 – 2.400kcal/ngày. Trong đó chất bột đường chiếm 55%, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.

Với câu hỏi “ thai vào tử cung có đau bụng không “ ở trên chắc rằng chị em đã có câu trả lời. Từ khi trứng được thụ thai cho đến ngày chị em thử thai thành công. Rất nhiều thay đổi sẽ xảy ra bên trong cơ thể và dẫn đến những thay đổi mà chị em có thể cảm nhận được bên ngoài. Bây giờ chị em phải “ăn cho 2 người”. Phải giữ gìn sức khỏe tốt và bắt đầu rất nhiều bước chuẩn bị để đón con yêu chào đời.

Ngày đăng: 13/08/2018, Update: 12/09/2018 Vào lúc: 7:46 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.