Ngày đăng: 20/08/2020, Update: 20/08/2020 Vào lúc: 2:21 sáng
home Nam khoa Viêm tiết niệu uống thuốc gì? 10+ Thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt nhất

Viêm tiết niệu uống thuốc gì? 10+ Thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt nhất

Viêm tiết niệu uống thuốc gì? Đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu, thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ, chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y,… là những thông tin sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Lưu ý: Những thông tin bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Viêm đường tiết niệu muốn điều trị bằng thuốc, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ kê đơn.

Viêm tiết niệu uống thuốc gì? Là câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc. Bởi hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại thuốc được quảng cáo có công dụng chữa viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể dùng để áp dụng để điều trị cho bản thân.

Việc tùy ý mua và sử dụng thuốc khi chưa đi khám và được sự chỉ định của bác sĩ, không những khiến bệnh không khỏi, mà còn gây ra nhiều biến chứng khó lường. Ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Viêm tiết niệu uống thuốc gì?

Viêm tiết niệu uống thuốc gì?

Viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh nhiễm trùng phổ biến ở nữ giới và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Bạn phải đi khám, để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh.

Phần bài viết dưới đây chúng tôi xin gợi ý cho bạn những loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, được các bác sĩ sử dụng.

Đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu- Thuốc kê toa Doxycycline

Đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu- Thuốc kê toa Doxycycline

Doxycycline là thuốc kháng sinh, thuộc nhóm tetracycline. Được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do nhiễm khuẩn chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis.

Thuốc kháng sinh Doxycycline có 2 dạng bào chế là dạng ống và dạng thuốc tiêm.

Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: đau bụng; tiêu chảy; buồn nôn; hoặc nôn mửa.

Thậm chí, có người còn bị: Nhức đầu; chóng mặt; mờ mắt; Sốt; ớn lạnh; đau nhức cơ thể…. Lúc này, các bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Liều dùng

Uống 100mg cách thời gian khoảng 42 tiếng 1 liều trong 1 ngày đầu. Sau đó là uống 100mg/ lần/ ngày hoặc có thể dùng 2 lần/ ngày đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Có thể sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch doxycycline với liều 200mg. Truyền 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày đầu tiên. Cần duy trì điều trị ở liều 100-200mg trong những ngày tiếp theo.

Cách dùng

Người bệnh nên uống thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Nên uống từ 1-2 lần trên ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi uống thuốc cần chuẩn bị một ly nước đầy khoảng 24ml.

Lưu ý

  • Không sử dụng thuốc kết hợp với thức ăn hoặc sữa, hay bất cứ loại thức ăn nào có hàm lượng canxi cao.
  • Sau khi uống thuốc người bệnh tuyệt đối không được nằm luôn. Cần phải nghỉ ngơi ít nhất là 10 phút trước khi nằm.
  • Tuyệt đối, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm tiết niệu uống thuốc gì? – Thuốc kháng sinh Trimethoprim

Viêm tiết niệu uống thuốc gì? - Thuốc kháng sinh Trimethoprim

Bên cạnh thuốc Doxycycline , thuốc kháng sinh Trimethoprim cũng được nhiều bác sĩ chỉ định, kê đơn. Thuốc kháng sinh Trimethoprim được  bào chế dưới dạng dung dịch ống và dạng viên nén.

Thường được các bác sĩ thường phối hợp trimethoprim với sulfamethoxazol để tăng cường việc kháng khuẩn.

Tác dụng của thuốc:

Thuốc kháng sinh Trimethoprim là một loại thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Đồng thời chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E.coli, Proteus, klebsiella, enterobacter,….

Liều dùng:

  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên uống 100mg/1 lần * 2 lần/ ngày trong 10 ngày.
  • Nếu dùng thuốc dạng tiêm vào tĩnh mạch hay truyền nhỏ giọt dạng lacta thì nên sử dụng liều 150-250mg/ 1 lần, khoảng cách giữa các lần truyền là 12h.

Tác dụng phụ:

Thuốc kháng sinh Trimethoprim có thể có các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và mờ mặt… Do đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, những người có bị thiếu máu hay suy thận không nên sử dụng.

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ– Cephalexin

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ– Cephalexin

Cephalexin là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 được áp dụng nhiều trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bạn đang băn khoăn viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Cephalexin là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn.

Tác dụng của thuốc

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn do các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn E.coli; Proteus mirabilis;…gây ra.

Cefalexin được chỉ định cho những bệnh nhân bị:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Tai mũi họng bị nhiễm khuẩn

Cephalexin chống chỉ định với:

Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin

Những người có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.

Cách dùng

  • Người bệnh nên uống 250 – 500 mg cách 6 giờ/1 lần.
  • Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, liều có thể lên tới 4g/ngày.
  •  Đối với những trường hợp cần tăng liều lượng của loại kháng sinh này lên.

Lưu ý: Sử dụng thuốc trong bao lâu người bệnh cần phải có sự tham khảo của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc.

Viêm đường tiết niệu nữ uống thuốc gì? – Thuốc Mictasol Bleu

Viêm đường tiết niệu nữ uống thuốc gì? - Thuốc Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng lượng Methemoglobin huyết.

Công dụng của thuốc:

Công dụng của thuốc là sát khuẩn nhẹ, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Những thành phần có trong thuốc sẽ ngấm qua thành ruột đi vào máu và được thận bài tiết qua nước tiểu. Từ đó phát huy tác dụng tiêu diệt hết vi khuẩn ngay tại chỗ.

Tác dụng phụ

Tùy vào cơ địa của mỗi người, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Buồn nôn, ói mửa, tiểu khó, tiêu chảy và nước tiểu có màu xanh.

Thuốc Mictasol Blue là thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ hiệu quả nhất hiện nay. Thuốc thường được dùng để kết hợp với thuốc kháng sinh Augmentin.

Liều lượng và cách dùng:

  • Người bệnh có thể uống từ 2-3 lần/ ngày. Mỗi lần uống 2 viên.
  • Nên uống liên tục từ 3-5 ngày
  • Nên dùng thuốc Mictasol Bleu đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không được dùng ở liều lượng ít hoặc nhiều trong khoảng thời gian hơn chỉ định bác sĩ.
  • Uống thuốc Mictasol Bleu sau bữa ăn kèm với nước ấm hoặc nước lọc.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc quá liều, quá thời gian quy định theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng thuốc quá liều sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y

Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y

Bên cạnh những loại thuốc chữa viêm tiết niệu bằng thuốc tây y. Nhiều người bệnh lựa chọn chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở y tế quảng cáo việc điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Đông y gia truyền. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đảm bảo chất lượng và uy tín.

Các bài thuốc đông y đều là những thảo dược tự nhiên. Giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm nhiễm. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ để chống lại những tác nhân gây bệnh.

  • Ưu điểm của điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Đông y là an toàn; không gây tác dụng phụ; có thể kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh khác. giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị.
  • Nhược điểm: Khó có thể điều trị khỏi bệnh tận gốc, thời gian điều trị lâu, người bệnh cần phải có sự kiên trì trong quá trình sử dụng thuốc.

Bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu

Bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu

Nguyên liệu cần có 30g lá mã đề, 10g cam thảo đất, 50g rau dền cơm.

Tất cả đem rửa sạch, giã nát sau đó lọc với nước đã đun sôi để nguội. Lấy nước cốt này uống ngày 2 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc thứ hai

Cho tất cả nguyên liệu gồm 40g rau bắp, 40g kim tiền thảo và 5g lá chè xanh vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 15 phút.

Sau đó chắt lấy nước, cho thêm nước vào và đun sôi tiếp tục. Sau đó, hòa nước chắt lần thứ nhất với nước lần hai và chia uống trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 3-5 ngày.

Bài thuốc thứ ba

Bài thuốc thứ ba

Nguyên liệu cần có gồm hải kim sa 30g, mạch môn 10g, hoạt thạch 30g, ngọt cành cam thảo 30g. Đem tất cả tán mịn và trộn đều. Mỗi ngày uống 6g kết hợp nước sắc từ 10g dược liệu mạch môn dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu gây đái buốt, khó chịu.

Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị: 10g mật ong, 15g cỏ seo gà, 45g ngải cứu, 15g bạch mao căn.

Cách thực hiện như sau: Cho cỏ seo gà, ngải cứu, bạch mao căn vào nồi đun sôi trong khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước cốt và hòa với 10g mật ong, uống nóng. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn liên tục trong khoảng 5 ngày sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp dân gian cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp làm thuyên giảm các triệu chứng. Chứ không có tác dụng điều trị khỏi dứt điểm.

Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm đường tiết niệu tại nhà.

Đậu xanh – cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Đậu xanh – cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Lấy 100g đậu xanh ( cả vỏ) vo sạch, cho thêm 300ml nước rồi nấu kỹ. Khi thấy còn khoảng ½ nước thì tắt bếp, chắc lấy nước cốt, cho thêm đường phèn vào khuấy đều.

Chia đều ngày uống 3 lần, cũng có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả.

Chữa viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?- Râu ngô

Chữa viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?- Râu ngô

Râu ngô là loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu từ thiên nhiên khá hiệu quả . Râu ngô được biết đến là một loại thuốc quý được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh.

Thành phần chủ yếu trong râu ngô là những vitamine A, K, B1, B2…Đây là những vitamin rất tốt cho cơ thể con người.

Đối với những người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu,…Nếu sử dụng nước ngô thường xuyên sức đề kháng của người bệnh sẽ được tăng cường; Các thành phần của râu ngô sẽ giúp cơ thể người bệnh được giải nhiệt; các chất độc được thanh lọc và đào thải ra ngoài. Các chứng như tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu cũng nhanh chóng được cải thiện.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 100g râu ngô, rửa sạch đem cho vào nồi đun sôi với 100ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa rồi để từ 10-15 phút
  • Tiếp đó chắt lấy nước để uống vào buổi sáng và buổi tối các ngày
  • Mỗi lần dùng từ 20-60 ml
  • Nên dùng trước bữa ăn từ 3-4 giờ.

Lưu ý

  • Cần lựa chọn râu ngô tươi, chưa bị héo
  • Râu ngô sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung.

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trầu không có hiệu quả không? Là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Giải đáp cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết:

Lá trầu không là 1 loại cây dây leo thuộc vùng nhiệt đới, lá xanh, có hình trái tim. Công dụng của lá trầu không là kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt .

Từ lâu, trong y học lá trầu không đã được sử dụng sản xuất chất khử trùng; khử mùi. Chính nhờ đặc tính sát khuẩn và tính chất khử trùng của lá trầu không. Vì thế, lá trầu không  thường được sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu cho hiệu quả trị bệnh cao.

Cách dùng:

  • Đầu tiên cần phải rửa sạch lá trầu không
  • Vò hoặc giã nát lá trầu không
  • Chắt lấy nước để rửa niệu đạo.

Lưu ý: lá trầu không có thể gây bỏng rát nên chúng ta không nên chà xát mạnh, gây tổn thương vùng kín.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu có hiệu quả hay không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân, mức độ bệnh.

Do đó, nếu bạn đang mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu, hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị viêm đường tiết niệu, sao cho hiệu quả nhất.

Còn điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc đông y, hay chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị.

Việc chữa trị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp mắc viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu.

Hơn nữa, tác dụng của thuốc đông y và thảo dược tự nhiên rất chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng lâu dài.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu:

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Cần có sự kiên trì trong thời gian sử dụng thuốc
  • Sử dụng đúng và đủ liều lượng để thuốc phát huy được công dụng tốt nhất.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh cần chủ động ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả

Để không phải thắc mắc “viêm tiết niệu uống thuốc gì?”, bạn cần chủ động hơn trong cách phòng tránh viêm đường tiết niệu. Cụ thể như:

  • Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không nhịn tiểu để tránh trường hợp nước tiểu ứ đọng trong bàng quang tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dễ gây bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đúng cách là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục và sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn, tuy nhiên lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ có chứa thuốc diệt tinh trùng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin giải đáp viêm tiết niệu uống thuốc gì?, Đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu, thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ, chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y,…

Hi vọng rằng, những thông tin vừa rồi mà Hoanluu blog chia sẻ đã giúp ích được cho người bệnh. Lưu ý rằng, những thông tin về thuốc trên đây, chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thể điều trị khỏi dứt điểm, bạn cần chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Ngày đăng: 20/08/2020, Update: 20/08/2020 Vào lúc: 2:21 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.