Nhiều mẹ không may gặp phải trường hợp thai chết lưu khi bắt đầu thai kỳ của mình. Và thắc mắc rằng vậy “thai lưu có bị ra máu không ?”. Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng bacsisaigon để trang bị thêm về kiến thức mang thai nhé các mẹ.
Thai lưu là gì
Thai chết lưu là hiện tượng trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, thai bị chết và lưu lại trong tử cung.
Thai lưu mà không biết – dấu hiệu nhận biết thai lưu
Làm thế nào để phát hiện hiện tượng thai chết lưu là thắc mắc của các mẹ bầu. Thai chết lưu có thể xảy ra ở tuần thứ 8 đến 5 tháng tuổi. Có khi thai chết lưu được 4 tuần mới phát hiện ra. Các triệu chứng thai chết lưu khá rõ rệt và mẹ có thể dễ dàng nhận biết được hiện tượng này nếu có các dấu hiệu như:
- Tự nhiên mẹ bầu hết nghén, nếu thai còn nhỏ đang ở giai đoạn nghén.
- Nếu thai đã máy hoặc đạp thì thai phụ không thấy máy hoặc đạp nữa.
- Khi thai lưu, mẹ bầu có thể sẽ ra máu màu đen hoặc nâu.
- Bụng nhỏ dần đi, độ cao của đáy tử cung không tăng lên.
- Khi thai đã chết lưu, bụng có vẻ nặng, hơi tức và nhỏ đi, một số mẹ còn bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
- Tâm trạng mẹ bồn chồn, bất thường, hay lo lắng.
Nếu thời gian thai đã chết tương đối dài sẽ khiến cho người mẹ có cảm giác chán ăn, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ,…
Thai lưu có bị ra máu không
Có thể thấy thai lưu có bị ra máu không, không phải lúc nào cũng xảy ra. Nhiều mẹ thậm chí không có bất kỳ một dấu hiệu nào khi thai bị lưu. Chỉ đến khi vào viện kiểm tra định kỳ, bác sĩ thông báo thì mới biết.
Thai lưu có bị ra máu không
Do đó, việc “thai lưu có bị ra máu không ?” ở mỗi trường hợp là khác nhau. Thông thường, thai chết ở tuổi càng lớn thì thời gian lưu lại trong dạ con càng ngắn.
Thai lưu để lâu có sao không
Nếu thai chết lưu được phát hiện sớm để can thiệp thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng người mẹ. Việc thai chết lưu lại quá lâu trong tử cung của mẹ có thể khiến mẹ bị rối loạn đông máu gây băng huyết nặng trong sảy hoặc đẻ.
Khi đã chẩn đoán xác định là thai lưu thì phải cho thai ra bằng các phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây sẩy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Đồng thời chú ý điều trị chống rối loạn đông máu, chống nhiễm trùng.
Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Với thai lưu hơn 15 tuần thì bạn cần nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày. Kiêng ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại.
Thai chết lưu thử que có lên 2 vạch không
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh y tế của các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám. Thì trong trường hợp thai chết lưu, thử thai bằng que thử thai vẫn hiện lên 2 vạch. Bởi vì nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ khi mang thai vẫn chưa giảm về ở mức bình thường.
Cách đề phòng thai chết lưu – chia sẻ từ webtretho
Để phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi thụ thai thì cả vợ và chồng cùng phải thận trong ăn uống, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, heroin,…
- Thai phụ tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường,…
- Thai phụ không nên làm việc nặng, quá sức, độc hại.
- Thai phụ nên ăn uống đầy đủ các dưỡng chất.
- Thai phụ nên nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho tinh thần luôn được thoải mái.
- Thai phụ nên đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ của người mẹ.
Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc thai lưu có bị ra máu không cũng như biết được triệu chứng, cách xử lý và phóng tránh hiện tượng thai chết lưu hiệu quả. Mẹ bầu nên nhớ rằng hiện tượng thai chết lưu khá nguy hiểm. Nếu không sớm được phát hiện và khắc phục đúng lúc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ.