Đối với các mẹ bầu, sau khi sinh mổ thường phải chịu đựng những cơn đau ít nhất là khoảng 30 ngày đầu. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng đau đớn các mẹ thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên sử dụng thuốc này như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất lại là vấn đề mà hầu như mẹ bầu nào cũng quan tâm. Nội dung bài viết dưới đây sẽ là những thông tin xoay quanh vấn đề này.
Có nên dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ không?
Để giảm thiểu cơn đau trong quá trình thủ thuật lấy con ra. Trước khi tiến hành mổ bắt con, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây tê màng cứng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 5-6 tiếng đầu. Khi thuốc hết các mẹ bỉm sữa bắt đầu phải chịu đựng những cơn đau khủng khiếp tại vùng bụng dưới của mình.
Nếu như các mẹ không thể chịu đựng được cơn đau sau mổ cũng như ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản. Bác sĩ sẽ cho mẹ bỉm sữa sử dụng thuốc giảm đau có thể là thuốc uống và thuốc đặt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì các mẹ sau sinh mổ nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau. Bởi các thành phần có trong thuốc có thể làm giảm thiểu nguồn sữa trong cơ thể mẹ. Vì vậy, các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ thường được bào chế dưới dạng thuốc đặt để hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Tuy nhiên, với các mẹ có cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng thuốc đặt vãn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, chóng mặt hay chảy máu hệ tiêu hóa…. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, các mẹ không nên lạm dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ.
Vậy sau sinh mổ mẹ bỉm sữa nên làm gì để giảm thiểu cơn đau
Để giảm thiểu tình trạng bị đau sau sinh mổ. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bỉm nên làm những việc sau đây:
Đi tiểu tức khắc khi cơ thể có nhu cầu
Chắc chắn trong lúc thực hiện thủ thuật sinh mổ để bắt con. Các bộ phận tử cung của người mẹ không tránh khỏi bị va chạm, nhất là khu vực bàng quang. Vì thế, mẹ bỉm sữa sẽ có cảm giác buồn đi tiểu liên tục.
Nếu như buồn tiểu, các mẹ phải đi tiểu luôn tuyệt đối không được nhịn. Bởi nếu nhịn sẽ khiến vết mổ bị đau hơn gấp vạn lần.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
Khác với sinh thường, sau khi sinh mổ các mẹ phải “xì hơi” mới được ăn uống bình thường. Nếu như chưa “xì hơi” tốt nhất các mẹ nên ăn cháo để gaimr thiểu tình trạng đau.
Nếu chưa xì hơi mà các mẹ đã ăn uống bình thường sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng như: bị rối loạn, khó tiêu,… Điều này làm gia tăng tình trạng đau tại vết mổ.
Sau sinh hầu như mẹ nào cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị táo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mẹ đau thấu xương khi đi vệ sinh. Do đó, để giảm thiểu tình trạng bị táo sau sinh. Các mẹ nên ăn uống lành mạnh, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và uống nhiều nước giúp mẹ tiêu hóa và “đi nặng” dễ dàng hơn.
Vận động giúp vết mổ nhanh hồi phục
Sau khi sinh mổ từ 1-2 ngày, các mẹ nên hạn chế đi lại nhiều, tránh khiến cho vết mổ bị thương, bị sưng tấy hoặc chảy máu.
Tuy nhiên, sang đến ngày thứ 3, thứ 4, thay vì nằm một chỗ, các mẹ nên vận động di chuyển một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp các mẹ hồi phục nhanh hơn.
Bởi vận động nhẹ nhàng sau sinh sẽ giúp các mô quanh vết mổ được kích thích phát triển nhanh hơn.
Vệ sinh sạch sẽ vết mổ sau sinh
Trong thời gian vẫn còn nằm viện, vết mổ của các mẹ sẽ được y tá của bệnh viện vệ sinh một cách sạch sẽ, an toàn. Tuy nhiên, khi về nhà bên cạnh việc nghỉ ngơi hợp lí. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Các mẹ cũng cần phải chú yế đến việc vệ sinh vết mổ đúng cách, nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn.
Các mẹ cần phải giữ vết mổ luôn tỏng tình trạng khô thoáng, sạch sẽ. Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về điều trị.
Thuốc giảm đau sau sinh mổ được sử dụng như thế nào?
Nếu như sau sinh, các mẹ đau quá không thể chịu đựng được. Trước khi có nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp, không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con của các bà mẹ.
Dưới đây là một số loại thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ thường được sử dụng. Chị em có thể tham khảo.
Thuốc giảm đau sau mổ đẻ theo Oxford Handbook of Practical Drug Therapy – Duncan Richards và J. K. Aronson (Oxford University Press 2005)
Dựa vào mức độ cơn đau, các loại thuốc giảm đau vết thương được sử dụng như sau:
- Đau nhẹ: paracetamol
- Đau nhẹ – trung bình: paracetamol phối hợp opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
- Đau trung bình – nặng: paracetamol, NSAID và opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
- Đau nặng: NSAID và opioid
- Đau rất nặng: NSAID và morphine (tùy bệnh nhân)
- Cực đau: gây tê ngoài màng cứng opioid và gây tê tại chỗ
Thuốc giảm đau sau mổ đẻ của Tổ chức NICE
- Trong và sau khi mổ
Bác sĩ sẽ tiêm diamorphine vào tủy sống liều 0.3 – 0.4 m, hoặc thay thế bằng cách gây tê ngoài màng cứng cũng với diamorphine nhưng với liều 2.5 – 5.0 mg. Giúp làm giảm việc sử dụng bổ sung các loại thuốc giảm đau sau mổ đẻ khác.
- Tùy theo tình trạng từng người mẹ mà việc điều trị bằng các loại thuốc giảm đau opioid sẽ khác nhau.
- Trong trường hợp không có chống chỉ định, các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID nên được sử dụng bổ trợ vì có thể làm giảm lượng opioid.
- Tùy vào mức độ của cơn đau, các loại thuốc giảm đau sau mổ đẻ được khuyến cáo sử dụng như sau: co-codamol (codeine phosphate và paracetamol) với ibuprofen dùng khi đau nhiều; co-codamol dùng khi cơn đau mức trung bình; paracetamol dùng khi đau nhẹ.
Sử dụng thuốc giảm đau sau mổ đẻ theo Bệnh viện St Michael’s, Bristol, Vương quốc Anh
- Sau khi mổ
Các mẹ sẽ được tiêm morphine 1mg vào thiết bị có chứa dụng cụ bơm thuốc được gắn với dây truyền dịch để đưa thuốc vào cơ thể thông qua tĩnh mạch ở chi trên hoặc chi dưới của người mẹ.
- Kết thúc mổ
Sau khi kết thúc thủ thuật mổ bắt con. Các mẹ sẽ được đặt diclofenac 100mg (chống chỉ định đối với người mẹ bị tiền sản giật hoặc bị trĩ).
- 3 ngày đầu sau mổ:
Thông thường 3 ngày đầu sau khi mổ, các mẹ sẽ được dùng thuốc paracetamol và diclofenac.
Thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ Voltaren 100mg Supro
Thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay phải kể đến Voltaren 100mg Supro- Đây là thuốc đặt trực tràng thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh lý xương khớp. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng để giảm viêm và sưng sau phẫu thuật, đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cấp, phụ nữ sau sinh mổ….
Voltaren được bào chế ở dạng thuốc đặt trực tràng. Vì thế, chị em không được uống hay nuốt chửng thuốc.
Những ngày đầu, các mẹ có thể sử dụng 2 viên/ngày. Sau đó giảm xuống 1 viên/ngày.
Tuy nhiên sử dụng liều như thế nào. Các mẹ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Các mẹ không nên đặt thuốc khi thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc bị biến đổi màu… Bởi nếu sử dụng thuốc lúc này sẽ khiến hiệu quả điều trị không được đảm bảo, thậm chí có thể làm phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Mặc dù thuốc được hấp thu qua trực tràng nhưng thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp. Do đó, nếu gặp vấn đề về tim mạch bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc chỉ định loại thuốc khác để phòng tránh những rủi ro có thể phát sinh.
Hơn nữa, thành phần Diclofenac có trong thuốc có thể khiến men gan tăng cao. Cho nên trong thời gian sử dụng thuốc, các mẹ nên kiểm tra gan thường xuyên.
Lời kết
Thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ là một trong những phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm sau khi thực hiện thủ thuật bắt con. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao để đảm bảo an toàn cho bản thân, không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa để nuôi con nhỏ. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc đặt về sử dụng.
Lưu ý: Nội dung bài viết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi các bạn tự ý sử dụng.
Các tìm kiếm liên quan đến Thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ
Thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ Voltaren
Thuốc giảm đau sau sinh mổ
Thuốc giảm đau sau sinh thường
Thuốc giảm đau 48h sau sinh
Diclofenac 100mg đặt hậu môn
Thuốc giảm đau nhét hậu môn có hại không
Thuốc Voltaren đặt hậu môn sau sinh
Gói giảm đau sau mổ