Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn tiền liệt tuyến là gì? Kích thước tuyến tiền liệt, vai trò và chức năng của tuyến tiền liệt. Các bệnh lý tiền liệt tuyến thường gặp như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt…
Tuyến tiền liệt góp phần tạo ra tinh dịch và cung cấp năng lượng cho tinh trùng, hỗ trợ tinh trùng “hoàn thành sứ mệnh trọng đại” của nó. Tuyến “nhỏ mà có võ” này còn đóng vai trò trong việc kiểm soát tiểu tiện ở nam giới.
Tiền liệt tuyến là gì?
Tiền liệt tuyến là gì? Không phải ai cũng biết. Bác sĩ Hà Văn Hương cho biết tiền liệt tuyến hay còn gọi là tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm phía dưới bàng quang, trên hoành chậu hông và nó bọc quanh niệu đạo sau.
Tuyến tiền liệt được hình thành trong khoảng 7 tuần đầu của thai kỳ, giống nhau giữa nam và nữ sau đó mới phát triển thành hình thái đặc thù cả bên trong và bên ngoài dành riêng ở nam giới.
Kích thước tiền liệt tuyến như thế nào?
Bác sĩ Hà Văn Hương cho biết, kích thước tuyến tiền liệt sẽ phát triển trong suốt cuộc đời của nam giới.
Khi vừa sinh ra, tiền liệt tuyến của một bé trai khi mới sinh chỉ bé như hạt đỗ. Đến khi trưởng thành, tuyến này có kích cỡ ổn định, rộng khoảng 4 cm, cao khoảng 3 cm và dày khoảng 2,5 cm. Qua tuổi 50 tuyến này bắt đầu lớn dần lên, gọi là phì đại tuyến tiền liệt ở dạng lành tính, không phải là ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên nó có thể gây chèn ép niệu đạo, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước tiểu, gây ra một số vấn đề về tiểu tiện như tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều…
Giải phẫu tuyến tiền liệt
Tiền liệt tuyến cấu tạo gồm 70% mô tuyến và 30% lớp đệm mô sợi cơ. Tuyến này được bao bọc bởi lớp vỏ: elastin, collagen cùng nhiều sợi cơ trơn khác. Tuyến tiền liệt được chia thành 3 thùy:
- Thùy phải
- Thùy trái ngăn cách với thùy phải bởi một rãnh ở mặt sau.
- Thùy giữa hay eo tiền liệt tuyến. Nằm ở giữa niệu đạo và ống phóng tinh.
Tuy nhiên, ngày nay với quan niệm mới lại chia tuyến tiền liệt thành 5 vùng: vùng trung biên, vùng ngoại biên, vùng cơ sợi, vùng quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp.
Mỗi bộ phận trong cơ thể con người đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Vậy tuyến tiền liệt có tác dụng gì?
Vai trò và chức năng của tuyến tiền liệt
Mỗi cơ quan, bộ phận trong cơ thể lại giữ một vai trò, chức năng riêng. Vậy tuyến tiền liệt giữ chức năng gì?
Tiền liệt tuyến tiết ra dịch trong tinh dịch:
Tiền liệt tuyến có nhiệm vụ kết hợp cùng những tuyến phụ khác sản xuất ra dịch trong tinh dịch. Chất dịch này sẽ trộn lẫn với tinh trùng, giúp tinh trùng thuận tiện di chuyển trong hệ thống sinh dục của nam. Đồng thời, còn giúp làm nhờn niệu đạo khi xuất tinh.
Giúp co bóp và kiểm soát nước tiểu:
Tuyến tiền liệt sẽ ngăn chảy ngược về bàng quang trong quá trình phóng tinh, cơ thắt trong ở đáy bàng quang sẽ đóng lại. Khi cơ thắt trong đóng lại, nó ngăn nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo cùng lúc.
Khi đạt đỉnh của khoái cảm, cơ vòng này sẽ đóng chặt để ngăn không cho tinh dịch trào ngược vào bàng quang.
Những dấu hiệu tuyền liệt tuyến bất thường
Khi tuổi tác càng lớn, chức năng của tiền liệt tuyến càng suy giảm. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi phát của bệnh, thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế, người bệnh thường khó phát hiện.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu bất thường của tuyến tiền liệt thông qua các triệu chứng liên quan đến đường tiểu. Cụ thể như:
Đi tiểu gấp – triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến
Khi buồn tiểu, người bệnh rất khó nhịn được, thường đi tiểu trong quần mà chưa kịp vào nhà vệ sinh. Triệu chứng này nặng hơn khi dùng nhiều rượu bia hoặc café. Tiểu gấp thường đi kèm với tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều lần.
Khó tiểu
Tiểu khó xảy ra khi tuyến tiền liệt tăng kích thước gây chèn ép lên niệu đạo. Người bệnh thường phải rặn mới đi tiểu được, cảm giác bàng quang căng tức khó chịu. Nhiều người phải mất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được.
Tiểu đêm – dấu hiệu bất thường tuyến tiền liệt
Khi ngủ đêm, nếu bạn phải dậy đi tiểu từ 2 lên trở lên thường xuyên (không do yếu tố như uống nhiều nước trước khi ngủ, yếu tố thần kinh) thì đây là triệu chứng bệnh lý. Tiểu đêm thường xuyên khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ.
Tiểu ít, dòng tiểu yếu
Tiểu không theo dòng liên tục là chia nhỏ nhiều giai đoạn, tia nước yếu, không tiểu xa được. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều, đi tiểu không hết.
Các bệnh lý tiền tiền liệt thường gặp
Như chúng ta đã biết, tuyến tiền liệt giữa vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động và chức năng tình dục của các đấng mày râu. Tuy nhiên, khi tuổi tác càng cao, thì tiền liệt tuyến sẽ có dấu hiệu của thoái hóa, dẫn đến nhiều bệnh lý.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi sẽ gặp phải các vấn đề về tuyến tiền liệt. ở tuổi 70, tỉ lệ mắc sẽ tăng lên khoảng 50%.
Như vậy, có thể thấy bệnh tuyến tiền liệt khá phổ biến, nguy cơ mắc bệnh tăng theo đội tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến phát triển âm thầm, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng tình dục.
Dưới đây là một số bệnh tuyến tiền liệt thường gặp:
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất ở đàn ông độ tuổi từ 30 – 50. Có nhiều nguyên nhân gây viêm tiền liệt tuyến, thường gặp như:
- Do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập gây viêm tiền liệt tuyến cấp tính, có thể tiến triển sang viêm mạn tính. Có thể điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh thông thường.
- Không do nhiễm khuẩn: chủ yếu là do: Lạm dụng tình dục, kích ứng với hóa chất, gặp vấn đề về thần kinh chi phối đường tiết niệu dưới, bất thường cơ sàn chậu,… Điều trị viêm tiền liệt tuyến nhóm này khá khó khăn, thường chỉ điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
Biến chứng viêm tuyến tiền liệt: Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh viêm tuyến tiền liệt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm niệu đạo do tình trạng viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến bàng quang chịu áp lực.
- Nước tiểu không kịp bài tiết khiến lượng vi khuẩn ở nước tiểu tăng lên và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của thận và sức khỏe người bệnh.
- Gây ra 1 loạt các tình trạng như rối loạn nội tiết tố nam.
- Làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn hoặc vô sinh.
- Trường hợp viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn là điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, viêm tinh hoàn.
Phì đại tuyến tiền liệt
Bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, nguyên nhân do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính không dẫn tới ung thư. Đây là bệnh lành tính, không nguy hiểm tới tính mạng song ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tuyến tiền liệt càng tăng kích thước bất thường càng có nguy cơ chèn ép, làm hẹp niệu đạo và tăng áp lực lên bàng quang. Hậu quả là gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, người bệnh khó đi tiểu, phải rặn tiểu, bí tiểu
Nếu bệnh nặng khiến người bệnh không đi tiểu được, bàng quang tích nước tiểu căng to, gây đau đớn. Lúc này bác sĩ cần can thiệp cấp cứu để mở bàng quang, đặt ống thông tạm thời để giải phóng nước tiểu. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý nặng của tiền liệt tuyến. Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư tiền liệt tuyến. Các chuyên gia mới xác định được yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này là do tuổi tác, hoặc tiền sử gia đình.
Ung thư tiền liệt tuyến khởi phát nếu phát hiện và điều trị tích cực khi khối u vẫn bị giới hạn khu trú thì tỉ lệ chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên hiện nay rất ít trường hợp phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến, khiến bệnh tiến triển, di căn tế bào ung thư ra các bộ phận khác của cơ thể.
Tế bào ung thư tiền liệt tuyến bắt đầu di căn bằng việc xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết gây ung thư thứ phát. Một trong những cơ quan đầu tiên bị ung thư tuyến tiền liệt di căn là xương.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như: tiểu đau, có máu trong nước tiểu, đau tức vùng tiền liệt – bàng quang,… Nếu gặp các triệu chứng bất thường này, nên sớm tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị tránh bệnh tiến triển.
Tổng quát nội dung
Tóm lại, tiền liệt tuyến là tuyến vô cùng quan trọng. Giúp kiểm soát nước tiểu. Đồng thời, sản sinh ra tinh dịch – chất có lẫn trong tinh trùng. Để giúp quá trình di chuyển vào thụ thai tốt hơn. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh. Phòng tránh các bệnh lý về tuyến tiền liệt. Các đấng mày râu cần:
- Xây dựng lối sống, sinh hoạt tình dục lành mạnh. Sống chung thủy một vợ – một chồng.
- Uống đủ ít nhất 2,5 lít nước/ngày.
- Đi tiểu ngay khi buồn. Tuyệt đối không được nhịn tiểu.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
- Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe.
- Nếu cảm thấy có những dấu hiệu bất thường cần phải đi khám sớm để phát hiện ra bệnh kịp thời.
Lời kết
Hi vọng rằng, thông qua bài viết mà Hoanluu Blog chia sẻ vừa rồi, nam giới đã hiểu hơn về tiền liệt tuyến là gì? Vai trò và chức năng của tiền liệt tuyến. Cũng như một số bệnh lý tuyến tiền liệt thường gặp. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc muốn đăng ký khám tiền liệt tuyến nói riêng và các bệnh lý nam khoa nói chung. Vui lòng để lại câu hỏi dưới đây, để được tư vấn miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến Tiền liệt tuyến là gì
Tuyến tiền liệt là gì
Giải phẫu tuyến tiền liệt
Kích thước tiền liệt tuyến
Massage tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt ở nữ
Ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt