Ngày đăng: 26/07/2018, Update: 27/07/2018 Vào lúc: 1:18 sáng
home Tử cung Sa tử cung có quan hệ được không

Sa tử cung có quan hệ được không

Sa tử cung có quan hệ được không ? Sa thành âm đạo có quan hệ được không ? Sa tử cung là một căn bệnh mang đến nhiều nỗi băn khoăn cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh. Sa tử cung có mang thai được không? Sa tử cung chữa trị như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có thể nhận biết và xử lý đúng, hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Sa tử cung là gì ?

Bệnh sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh và đã từng sinh con bằng đường âm đạo. Đây là tình trạng tử cung bị sa vào trong lòng âm đạo. Thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra, không thể nâng đỡ tử cung. Bệnh có thể kèm theo nhiều biến chứng như niệu đạo, bàng quang hay trực tràng cũng hay bị sa ra bên ngoài.

Có thể chia bệnh thành 3 cấp độ như sau:

Sa tử cung có quan hệ được không
Sa tử cung có quan hệ được không – Hình ảnh sa tử cung

Sa tử cung cấp độ 1:

Cấp độ nhẹ nhất. Lúc này, tuy tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo

Sa tử cung cấp độ 2:

Tử cung bị đã tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi làm việc năng hoặc hoạt động nhiều

Sa tử cung cấp độ 3:

Toàn bộ tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy bằng mắt dạ con màu hồng, to bằng quả trừng gà. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất khi tử cung rất có khả năng sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không có khả năng tự co lên.

Sa tử cung do nguyên nhân nào gây ra ?

Sa tử cung là một căn bệnh đến nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta có thể nhận thấy những nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Thiếu dinh dưỡng khi mang thai.
  • Táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính trong thai kỳ.
  • Sinh thường gặp khó khăn, thời gian rặn đẻ kéo dài.
  • Không được nghỉ ngơi sau sinh, làm việc nặng khi tử cung chưa co lại.
  • Ho mãn tính, khối u vùng chậu hoặc tụ dịch tại ổ bụng.
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực lên cơ xương chậu.
  • Thực hiện phẫu thuật vùng chậu, ảnh hưởng đến các cơ.

Một số nguyên nhân khác như: tổ chức đáy chậu và mô gân phát triển không tốt, buồng trứng mất tác dụng nội tiết, khiến cho mô gân và cơ trong xương chậu teo, hoặc nhão cũng dẫn đến sa tử cung.

sa tử cung – sa thành âm đạo có quan hệ được không

Sa tử cung có quan hệ được không ? Câu trả lời là có. Nhưng bệnh gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho cuộc sống của chị em và đặc biệt là gây nhiều khó khăn trong việc quan hệ vợ chồng.

Khối sa phát triển ban đầu kích thước nhỏ không xuất hiện thường xuyên lúc sa vào âm đạo lúc lại tự động đẩy lên, lúc này chị em có thể cảm nhận được khi quan hệ có cảm giác vướng như bị cản một vật gì đó ở âm đạo. Điều nay khiến cho quan hệ vợ chồng bị giảm hứng thú và không được thõa mãn.

Càng về sau khi không phát hiện và điều trị kịp thời khối sa càng to kèm theo nhiều biểu hiện rõ ràng hơn như đau lưng, đái dắt, đái són khi quan hệ cảm giác đau xót thậm chí chảy máu khiến chị em rất đau đớn và giảm khoái lạc.

Sa tử cung có mang thai được không

Sa tử cung cso quan hệ được không? Bệnh sa tử cung có mang thai được không? Đây là vấn đề nhiều bạn bị sa tử cung quan tâm khi đang bị bệnh mà muốn có em bé.

Bị sa tử cung có mang thai được không thì tùy theo mức độ cụ thể, cần phải đến gặp chuyên khoa để có những lời khuyên tốt cho bạn. Trường hợp sa tử cung ở mức độ nhẹ có thể rèn luyện tập các bài thể dục để dạ con co lại bình thường thì vẫn có sinh con.

Trong trường hợp đang bị sa tử cung chị em vẫn có thể mang thai nhưng lúc đó chị em có thể đối mặt với các nguy cơ sau:

  • Sẩy thai: Tử cung bị hạ xuống dưới âm đạo khiến cho thai nhi không có không gian để phát triển, từ dó dễ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu.
  • Sinh non: Khi sa tử cung diễn tiến nặng, thai nhi có thể trôi theo khối sa ra ngoài khi chưa phát triển hoàn thiện, từ đó dẫn đến tình trạng sinh non. Điều này vô cùng nguy hiểm vì không chỉ khiến em bé dễ chết yểu, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển mà còn gây nguy cơ băng huyết khiến người mẹ bị mất mạng.

Bài tập sa tử cung

Trong giai đoạn nhẹ, (sa tử cung cấp độ 1, 2) các mẹ có thể áp dụng bài tập sa tử cung để tự chữa tại nhà thông qua các bài tập cơ Kegel truyền thống. Bài tập này ra đời từ năm 1948, do bác sĩ phụ khoa tên là Arnold Kegel Henry sáng tạo ra.

Đây là bài tập thể dục dành cho vùng cơ xương chậu – khu vực bảo vệ cơ quan sinh dục. Nó giúp kích hoạt cơ xương chậu và giúp cơ quan sinh dục nữ được khỏe mạnh săn chắc hơn.

Xác định cơ Kegel

Để bắt đầu bài tập Kegel chữa sa tử cung, các mẹ cần xác định vị trí cơ Kegel của mình. Việc xác định được cơ xương chậu sẽ dễ hơn trong khi đi tiểu. Việc tập luyện sẽ giống như việc bạn ngừng dòng tiểu giữa chừng (nhưng không khép hai đùi vào nhau).

Một cách khác là chị em có thể dùng ngón tay để xác định vị trí Kegel. Hãy đặt một ngón tay sạch vào âm đạo và siết chặt phần cơ này lại. Bạn sẽ cảm thấy các cơ thắt chặt lại và cơ xương chậu của bạn di chuyển lên. Thả lỏng và sau đó bạn cảm thấy phần cơ này trở lại bình thường.

Bài tập sa tử cung cấp độ 1: Co cơ như nín tiểu

Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu rồi nín lại giữa chừng (giống cách để xác định cơ xương chậu đã nói ở trên). Lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Bài tập sa tử cung cấp độ 2: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây

Trong khi luyện tập, hãy nhớ không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, bạn cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Lưu ý, hít thở đều, chậm và sâu trong khi tập.

Với cấp độ này, bạn lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:

  • Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5
  • Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5
  • Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5
  • Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5

Bài tập này sẽ mất thời gian và yêu cầu sự kiên trì hơn những bài tập trước đó nhưng chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại cũng tuyệt vời hơn rất nhiều. Các mẹ hãy cố gắng tập luyện nhé!

Bài tập sa tử cung cấp độ 3: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần

Khi đã đạt được “thành tựu” trên, bạn hãy năng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:

  • Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần
  • Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần
  • Tưởng tượng bạn đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo của bạn. Giữ trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
  • Tưởng tượng bạn đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo của bạn. Giữ 3 giây. thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Những bài tập trên không những phù hợp với phụ nữ đang bị sa tử cung mà ngay cả người bình thường cũng có thể tập được.

Cách chữa trị bệnh sa tử cung

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ y tế uy tín trong điều trị bệnh sa tử cung an toàn và hiệu quả mà chị em có thể tin tưởng lựa chọn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Những bệnh nhân sa tử cung ở mức độ 1 và 2. Có nhu cầu sinh đẻ, bệnh nhân già yếu, sức khỏe kém không muốn hoặc không thể phẫu thuật được sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc nặng.
  • Trường hợp sa tử cung ở mức độ 3. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại tử cung, phải phẫu thuật mổ, cắt bỏ và dùng thuốc theo chuẩn đoán điều trị của bác sĩ sản phụ khoa đảm trách. Sẽ làm cho bề mặt khung xương chậu vững chắc hơn. Bên cạnh đó người bệnh sa tử cung cần phải bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau để tránh táo bón.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh sa tử cung có quan hệ được không? Điều trị sa tử cung như thế nào? Vui lòng liên hệ tới số 038 558 1111 – 038 558 1111. Hoặc đến trực tiếp phòng khám tại tại số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn thêm.

Ngày đăng: 26/07/2018, Update: 27/07/2018 Vào lúc: 1:18 sáng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Huỳnh Mai là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề. Bác sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2005 vì những đóng góp nổi bật trong ngành y tế. Hiện bác sĩ Mai đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế.